Khủng hoảng không tưởng ở Anh: Trẻ con lạnh không dám kêu, đói không dám đòi ăn vì 'cơn ác mộng' lạm phát cao nhất 30 năm

17/03/2022 11:51
Trẻ em lạnh không dám kêu, đói không dám đòi là những gì đang diễn ra tại Anh.

Chẳng còn gì cả

"Khủng hoảng tồi tệ nhất sắp diễn ra" là những gì hãng tin CNN đã nhận định cho tình hình hiện nay tại Anh.

Các ước tính cho thấy mức phí chiết khấu khí đốt trong tháng 4/2022 có thể tăng thêm 54%, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, qua đó khiến 22 triệu người phải thanh toán 2.000 Bảng, tương đương 2.618 USD/tháng cho tiền sưởi ấm. Ngân hàng Investec tại Anh dự đoán con số này có thể lên đến 3.000 Bảng (3.927 USD)/tháng trong thời gian tới nếu tình hình bất ổn chính trị còn tiếp diễn.

Ngoài ra, lạm phát tại Anh sẽ tăng lên mức cao kỳ lục 7% thời gian tới, đi cùng với đó là những khoản thuế mới đã được thông qua nhằm tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội.

Khủng hoảng không tưởng ở Anh: Trẻ con lạnh không dám kêu, đói không dám đòi ăn vì cơn ác mộng lạm phát cao nhất 30 năm - Ảnh 1.

Người ăn xin tại Anh

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh (NIESR), hàng loạt các tác động trên sẽ khiến số gia đình nghèo khổ, tức không đủ tiền để mua những nhu yếu phẩm cần thiết nhất tại Anh tăng 30% lên 1 triệu hộ.

"Giờ đây thì chẳng còn gì để các hộ gia đình quyên góp làm từ thiện nữa. Ngay cả bản thân những hộ khá giả cũng gặp khó khăn thì chẳng đời nào họ đóng góp thêm nữa. Nhiều trẻ em nghèo hiện chẳng dám đòi hỏi có thêm khí đốt sưởi ấm mùa đông này vì chúng hiểu rằng nó quá đắt. Chúng cũng hiểu rằng cha mẹ đang gặp khó khăn nên nhiều đứa dù đói cũng không dám kêu", giám đốc chiến lược Lucy Bannister của tổ chức từ thiện Joseph Rowntree Foundation ngậm ngùi.

Đứng trước tình hình đó, chính phủ Anh đang lên kế hoạch giảm thuế trong vài năm tới để cứu người dân. Các quan chức cho biết họ đã chi tới 12 tỷ Bảng, tương đương 16 tỷ USD cho an sinh xã hội trong năm nay để giúp người nghèo vượt quá mùa đông khắc nghiệt.

Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ nâng mức lương tối thiểu lên trên 1.000 Bảng (1.309 USD)/năm từ tháng 4/2022.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng phản ứng này là quá chậm, quá muộn cũng như không thực tế khi người nghèo, đối tượng cần được hỗ trợ nhất lại chẳng được giúp đỡ nhiều. Trong khi các tập đoàn dầu mỏ như BP hay Shell lãi hàng tỷ USD năm vừa qua thì người dân Anh đang phải gồng mình chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.

Ví dụ như loại trợ cấp cho người thu nhập thấp hay thất nghiệp (Universal Credit) sẽ tăng 3,1% vào tháng 4/2022 nhưng tỷ lệ này chẳng là gì so với đà tăng lạm phát.

Khủng hoảng không tưởng ở Anh: Trẻ con lạnh không dám kêu, đói không dám đòi ăn vì cơn ác mộng lạm phát cao nhất 30 năm - Ảnh 2.

Người dân biểu tình đòi giảm giá năng lượng tại Anh

Hệ quả là nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra đòi chính phủ cắt giảm giá khí đốt cũng như hỗ trợ kiềm chế lạm phát, đòi hỏi doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với người dân.

Mọi thứ đều tăng giá

Hãng tin CNN cho biết cô Nazmin Begum sống tại Anh đã phải chi nhiều tiền hơn để nuôi gia đình 2 đứa con của mình khi lạm phát đã tăng lên mức cao nhất 30 năm qua.

"Mọi thứ đều tăng giá", cô Begum nói với hãng tin CNN khi đang mua đồ ăn giảm giá tại The Boiler House, nơi chuyên cung cấp đồ hỗ trợ cho người nghèo.

Hoá đơn năng lượng bao gồm tiền điện và khí đốt sưởi ấm của nhà Begum đã tăng thêm 70 Bảng, tương đương 92 USD mỗi tháng dù lượng sử dụng vẫn như vậy. Ngay cả tại siêu thị Tesco nơi Begum làm việc, mọi sản phẩm đều lên giá.

"Giá sữa vốn chỉ khoảng 80 penny (1,05 USD) thì nay đã tăng lên đến 1 Bảng (1,31 USD). Loại bánh mỳ rẻ nhất cũng đã tăng từ 1 Bảng lên 1,2 Bảng (1,57 USD)", cô Begum than thở.

Câu chuyện tăng giá tại Anh chẳng có gì khó hiểu khi lạm phát đã đạt 5,5% trong tháng 1/2022, mức cao nhất kể từ năm 1992 do đứt gãy chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu tăng mạnh hậu đại dịch khi thị trường mở cửa trở lại. Cùng với đó là giá nhiên liệu tăng cao do những bất ổn địa chính trị hiện nay. Tồi tệ hơn, dù lạm phát đi lên nhưng tiền lương thì lại đi xuống.

Tổng cục thống kê Anh (UKONS) cho biết mức lương bình quân tính theo quý đến tháng 1/2022 của lao động tại đây đã giảm hơn 1% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong hơn 7 năm qua. Trái ngược lại, những mặt hàng chủ chốt như giá xăng dầu thì lại tăng lên mức kỷ lục thời gian gần đây.

Những tổ chức từ thiện như The Boiler House Youth hay Community Space đã bắt đầu bán lương thực giá rẻ từ khi đại dịch bùng nổ nhưng họ vẫn phải tiếp tục mở rộng kể cả khi nền kinh tế Anh mở cửa trở lại. Mọi người có thể mua lương thực trị giá 35 Bảng (46 USD) chỉ với 6,5 Bảng (8,5 USD) tại những cửa hàng này.

Thế nhưng với đà lạm phát hiện nay, các tổ chức trên đã phải mở rộng sang cả các mặt hàng như quần áo, thuốc men hay thậm chí là hỗ trợ thanh toán tiền điện nước, xăng dầu khi có quá nhiều người gặp khó khăn.

"Nhiều người phải lựa chọn giữa việc mua lương thực cho bọn trẻ đỡ đói hoặc dùng số tiền đó mua khí đốt sưởi ấm cho mùa đông", quản lý Davina Mathurin của The Boiler House cho biết vấn đề mà nhiều người Anh đang phải đối mặt hiện nay.

Theo hãng tin CNN, ngành cung ứng khí đốt sưởi ấm tại Anh đã nâng mức lệ phí chiết khấu thêm 12%, khiến hàng triệu người dân phải thanh toán thêm tiền mỗi tháng.

Đói, nghèo và nợ nần

Tại một nhà thờ phía bắc thủ đô London, tổ chức từ thiện Cooking Champions đang chuẩn bị nhu yếu phẩm để đi phân phát cho những hộ nghèo. Đây là tổ chức được thành lập từ tháng 4/2020 nhằm giúp đỡ các gia đình khó khăn trong mùa dịch. Trớ trêu thay, dù nền kinh tế đã mở nhưng họ vẫn phải hoạt động vì quá nhiều người cần giúp đỡ.

Cô Annaluisa Moseley, một tình nguyện viên của Cooking Champions cho biết nhiều gia đình thậm chí chẳng còn gì để ăn nếu không có đồ trợ cấp của tổ chức này. Thế nhưng nghĩ về những khó khăn trong tháng 4 tới mà Moseley lại nặng lòng.

"Nghĩ về lũ trẻ nghèo không có gì để ăn hay không có đồ sưởi ấm là tôi lại nặng lòng. Thế nhưng tôi vẫn phải cố gắng để giúp đỡ mọi người", cô Moseley cho biết.

Khủng hoảng không tưởng ở Anh: Trẻ con lạnh không dám kêu, đói không dám đòi ăn vì cơn ác mộng lạm phát cao nhất 30 năm - Ảnh 3.

Đến trẻ em cũng cảm nhận được khó khăn mùa lạm phát

Thế rồi chuyện đến trường của con trẻ tại Anh cũng trở thành gánh nặng khi kỳ học mới bắt đầu vào tháng 9/2022. Khảo sát của The Children’s Society cho thấy 1/10 số hộ gia đình tại Anh đã rơi vào cảnh nợ nần vì chi phí giáo dục, mua dụng cụ học tập cho con cái. Thậm chí nhiều gia đình đành phải chấp nhận cho con thiếu đồ học hoặc bỏ học vì không đủ điều kiện.

"Tôi còn chẳng có 100 Bảng (131 USD) cho tiền mua khí đốt sưởi ấm thì làm sao đủ tiền cho con đi học", cô Caroline Rice sống tại miền Bắc nước Anh ngậm ngùi.

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) nhận định lạm phát sẽ đạt đỉnh vào tháng 4/2022 rồi giảm nhẹ, thế nhưng giá cả các mặt hàng vẫn sẽ ở mức cao trong thời gian dài nữa. Tình hình này sẽ khiến hàng triệu hộ gia đình lâm vào cảnh nợ nần khó khăn.

Nghiên cứu của Joseph Rowntree Foundation cho thấy 4,4 triệu hộ gia đình nghèo tại Anh đã phải vay nợ thêm trong năm vừa qua và 2/3 trong số đó đã mất khả năng trả nợ.

https://cafebiz.vn/khung-hoang-khong-tuong-o-anh-tre-con-lanh-khong-dam-keu-doi-khong-dam-doi-an-vi-con-ac-mong-lam-phat-cao-nhat-30-nam-20220317094858475.chn

Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
18 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Động thái 'lạ' của nhà vàng khi giá liên tiếp giảm
18 giờ trước
Sáng nay (8/4), nhiều doanh nghiệp kinh doanh nâng giá mua vào trong bối cảnh giá bán ra tiếp tục giảm. Giá vàng nhẫn cao hơn vàng SJC 300.000 - 400.000 đồng/lượng.
Thị trường ngày 8/4: Giá hàng hoá đồng loạt lao dốc, dầu thấp nhất gần 4 năm, vàng xuống mức trên 2.900 USD
18 giờ trước
Giá hàng hóa đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Hai theo xu hướng chung của các thị trường rộng lớn do các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
19 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Sóng gió lại đến với dầu Nga: Giá bất ngờ lao xuống 50 USD/thùng, một động thái của OPEC khiến thị trường 'hỗn loạn'
20 giờ trước
Giá dầu Urals của Nga giảm mạnh xuống mức 50 USD/thùng trong thị trường dầu thô được đánh giá đang “cực kỳ hỗn loạn”.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
2 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
2 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
04/04/2025 08:03
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
03/04/2025 10:32
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.