"Khủng hoảng năng lượng chỉ là cú sốc đầu tiên trong một loạt biến động thế giới sắp phải đối mặt"

15/10/2021 14:03
Theo Economist, nếu các nhà lãnh đạo không đưa ra các biện pháp cải cách nhanh chóng, nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng hơn sẽ diễn ra. Hơn nữa, đây có thể sẽ là thực trạng phổ biến đi ngược lại những chính sách về biến đổi khí hậu.

Tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh COP26. Theo kế hoạch, họ sẽ đặt ra một lộ trình để cắt giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050. Khi chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực 30 năm này, họ đang chứng kiến nỗi sợ hãi đầu tiên của kỷ nguyên năng lượng xanh.

Kể từ tháng 5, giá dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh – nước chủ nhà của hội nghị, đã phải tái khởi động các nhà máy nhiệt điện than. Giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 USD/gallon, cảnh mất điện cũng "nhấn chìm" Trugn Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhắc nhở châu Âu về việc nguồn cung nhiên liệu của họ sẽ phụ thuộc vào thiện chí của Nga.

Sự hoảng loạn trong thời gian gần đây chính là một lời nhắc nhở rằng cuộc sống hiện đại cần nguồn năng lượng dồi dào. Nếu không có nguồn năng lượng đó, hóa đơn dịch vụ sẽ cao đến mức không thể chi trả, nhiều địa điểm sẽ bị "đóng băng" và các doanh nghiệp cũng bị đình trệ.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cũng làm lộ rõ những vấn đề sâu sắc hơn khi thế giới chuyển dịch sang hệ thống năng lượng sạch: Các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ, một số thay đổi cũng diễn ra ở lĩnh vực khai thác nhiên liệu hóa thạch và rủi ro địa chính trị gia tăng.

Nếu không có những cải cách nhanh chóng, nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng hơn sẽ diễn ra. Hơn nữa, đây có thể sẽ là thực trạng phổ biến đi ngược lại những chính sách về biến đổi khí hậu.

Suy nghĩ về tình trạng thiếu hụt năng lượng dường như là một điều không tưởng vào năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 5% - cao nhất kể từ Thế chiến II, khiến chi phí của toàn ngành năng lượng giảm xuống.

Song, nền kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu cũng tăng vọt trong bối cảnh lượng hàng tồn kho sụt giảm xuống mức thấp nghiêm trọng. Tồn kho dầu chỉ ở mức 94% so với thông thường, dự trữ khí đốt của châu Âu là 86%, than của Ấn Độ và Trung Quốc là dưới 50%.

Theo đó, thị trường thiếu hụt nhiều thứ càng dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc và một số loại năng lượng tái tạo khó khai thác liên tục. Một loạt sự gián đoạn đã xảy ra: quá trình khai thác cần bảo trì định kỳ, những vụ tai nạn không mong muốn, châu Âu có quá ít gió, hạn hán đã làm giảm sản lượng thủy điện của Mỹ Latinh và lũ lụt ở châu Á đã kìm hãm nguồn cung than.

Thế giới vẫn có thể tránh được cuộc suy thoái năng lượng nghiêm trọng. Diễn biến khả quan sẽ đến nếu Nga và OPEC có thể tăng sản lượng dầu và khí đốt. Tuy nhiên, chi phí sẽ đẩy lạm phát tăng cao và tăng trưởng toàn cầu giảm tốc là những hậu quả hiển nhiên. Hơn nữa, nhiều đợt nguồn cung bị thắt chặt như hiện nay cũng có thể tiếp tục diễn ra.

Nguyên nhân đến từ 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, đầu tư vào năng lượng đang thấp hơn 1 nửa so với mức cần thiết để đáp ứng tham vọng phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Chi tiêu cho năng lượng tái tạo cần tăng lên và cung, cầu của nhiên liệu hóa thạch bẩn cũng phải được cắt giảm. Tuy nhiên, những rủi ro pháp lý, áp lực của nhà đầu tư đã khiến đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm 40% kể từ năm 2015.

Một vấn đề khác là địa chính trị. Các quốc gia phát triển đang dần ngừng sản xuất nhiên liệu hóa thạch và chuyển nguồn cung sang những nước khác như Nga với chi phí thấp hơn. Tỷ trọng sản lượng dầu của OPEC và Nga có thể tăng từ 46% ở hiện tại lên hơn 50% vào năm 2030. Nga cung cấp 41% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu, do đó rủi ro luôn hiện hữu nếu quốc gia này cắt giảm nguồn cung.

Yếu tố gây khó khăn cuối cùng là thị trường năng lượng thiếu những quy định rõ ràng. Việc bãi bỏ quy định kể từ những năm 1990 đã khiến nhiều quốc gia chuyển từ các ngành công nghiệp năng lượng được vận hành bởi nhà nước sang hệ thống mở. Tại đây, giá điện và khí đốt do thị trường thiết lập, các nhà cung cấp cạnh tranh bằng cách tăng nguồn cung nếu giá tăng đột biến.

Dẫu vậy, những nhà cung cấp này phải đối diện với một thực tế mới là sản lượng nhiên liệu hóa thạch giảm, trong khi những bên khai thác năng lượng mặt trời và gió lại không tăng đều. Cũng giống như Lehman Brothers dựa vào những khoản vay qua đêm, một số công ty năng lượng đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp và hộ gia đình bằng hợp đồng trên thị trường giao ngay.

Để cải thiện những vấn đề của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, chính phủ các nước cần đa dạng hóa nguồn cung. Để làm được điều này, lượng vốn cần có phải được tăng gấp đôi lên 4-5 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nhận định những chính sách hiện hành vẫn còn khó hiểu. Nhiều quốc gia đã cam kết phát thải carbon ở mức 0 nhưng không đưa ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Họ cũng chưa thông báo với công chúng rằng hóa đơn dịch vụ và thuế sẽ phải tăng giá.

Các nhà lãnh đạo tại COP26 cần thực hiện nhiều hơn việc chỉ đưa ra những cam kết và có hướng giải quyết rõ ràng cho quá trình chuyển đổi. Nếu không thực hiện, hệ thống điện trên thế giới vẫn chạy bằng than.

Tham khảo Economist

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
22 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
17 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
53 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
23 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.