Theo báo cáo của S&P Global Ratings, thế giới đang đứng trước một khoản nợ khổng lồ vì đại dịch, nhưng việc tìm ra và phân phối vắc xin sẽ giảm thiểu rủi ro.
"Mặc dù hệ số nợ trên GDP đang hướng tới mức kỷ lục, nhưng chúng tôi tin một cuộc khủng hoảng nợ ngắn hạn sẽ khó xảy ra", ông Alexandra Dimitrijevic, người đứng đầu phòng nghiên cứu toàn cầu của S&P, nhận định.
S&P cho hay sự phục hồi kinh tế được dự đoán dựa trên việc vắc-xin COVID-19 sẽ xuất hiện rộng rãi vào giữa năm 2021 và các chính sách tiền tệ tiếp tục được điều chỉnh cho thích hợp.
Chỉ số S&P 500 giảm mạnh nhất trong 4 tháng hôm 28/10, và lợi tức chênh lệch của trái phiếu giao dịch bằng đồng dollar châu Á đã tăng trong tuần này, đánh dấu mức chênh lệch lớn nhất kể từ khi đại dịch nhấn chìm các thị trường vào tháng 3, do lo ngại đại dịch quay trở lại, theo Bloomberg. S&P nhận định việc tìm ra một loại vắc xin có thể sử dụng được vào giữa năm 2021 sẽ là một cột mốc quan trọng về quan điểm kinh tế.
S&P dự báo nợ quá hạn toàn cầu, gồm nợ của các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình, sẽ tăng 10% lên 200.000 tỷ USD vào năm 2020, và đạt mức cao nhất là 265% tổng sản phẩm quốc nội vào cuối năm.
Căng thẳng đối với các doanh nghiệp yếu và ngành công nghiệp chịu nhiều tác động của quy định giãn cách xã hội sẽ vẫn tồn tại trong ngắn hạn và S&P dự đoán tình trạng vỡ nợ có thể sẽ tăng lên mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Theo hãng xếp hạng, ngoài việc giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế của các quốc gia, vắc xin sẽ giúp loại bỏ các quỹ định giãn cách xã hội, nguyên nhân khiến hoạt động kinh tế rơi vào tình trạng bế tắc ảo vào đầu năm nay.