Khủng hoảng tái chế toàn cầu từ lệnh cấm rác thải nhựa của Trung Quốc

01/05/2019 19:36
Từ các khu vực Đông Nam Á tràn ngập bao bì bẩn đến rác thải chất đống trong các nhà máy ở Mỹ, Australia, lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa của Trung Quốc đã khiến công cuộc tái chế toàn cầu rơi vào hỗn loạn.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã tiếp nhận một lượng lớn rác thải nhựa từ khắp nơi trên thế giới, tái chế lại phần lớn thành các vật liệu cao cấp hơn mà nhà sản xuất có thể sử dụng.

Nhưng đầu năm 2018, nước này từ chối phần lớn rác nhựa ngoại nhập, cũng như rác tái chế, trong nỗ lực bảo vệ môi trường địa phương và chất lượng không khí, khiến các nước phát triển phải khốn đốn tìm nơi chứa rác thải.

“Nó như một trận động đất”, Arnaud Brunet, tổng giám đốc Cục Tái chế Quốc tế, tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Brussel nói với AFP. “Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho vật liệu tái chế. Đây là một cú sốc lớn với thị trường quốc tế”.

Thay vào đó, một lượng lớn rác thải nhựa được chuyển hướng sang Đông Nam Á, cũng là nơi các nhà tái chế Trung Quốc chuyển phế liệu tới.

Với cộng đồng người Hoa đông đảo, Malaysia là lựa chọn hàng đầu cho các nhà tái chế Trung Quốc đang tìm địa điểm thay thế, và số liệu thống kê chính thức cho thấy lượng nhựa nhập khẩu đã tăng gấp 3 lần so với năm 2006, đạt 870.000 tấn năm ngoái.

Tại thị trấn nhỏ Jenjarom, không xa Kuala Lumpur, các nhà máy chế biến nhựa đột nhiên xuất hiện hàng loạt, thải ra khói độc ngày đêm.

Hàng núi phế liệu chất đống ngoài trời khi các nhà tái chế chật vật với làn sóng bao bì nhựa từ những sản phẩm hàng ngày, như thực phẩm và bột giặt, đến từ những nước xa xôi như Đức, Mỹ và Brazil.

Người dân nhanh chóng nhận thấy mùi hôi nồng nặc trên khắp thị trấn – loại mùi thường thấy khi xử lý nhựa, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng một phần khí thải đến từ việc đốt những rác thải nhựa không đủ tiêu chuẩn tái chế.

Khủng hoảng tái chế toàn cầu từ lệnh cấm rác thải nhựa của Trung Quốc - Ảnh 1.

Ảnh: AFP.

“Người dân bị đầu độc bởi khí thải, khiến họ tỉnh giấc mỗi đêm. Nhiều người bị ho không ngớt”, Pua Lay Peng, một người dân địa phương nói.

“Tôi không thể ngủ, không thể nghỉ ngơi, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi”, người dân 47 tuổi này cho biết thêm.

Khí độc

Pua và người dân địa phương bắt đầu tìm kiếm và đến giữa năm 2018 đã xác định được 40 nhà máy nghi ngờ đang xử lý rác thải. Phần lớn hiện có vẻ hoạt động lén lút và không được cấp phép đầy đủ.

Các khiếu nại ban đầu không đem lại kết quả gì, nhưng áp lực gia tăng khiến chính quyền cuối cùng phải hành động. Các nhà chức trách bắt đầu đóng cửa các nhà máy trái phép tại Jenjarom, và tuyên bố lệnh cấm tạm thời đối với rác thải nhập khẩu.

Đã có 33 nhà máy phải đóng cửa, mặc dù các nhà ủng hộ cho rằng phần lớn số này đã âm thầm chuyển tới nơi khác. Người dân cho biết chất lượng không khí đã được cải thiện nhưng vài bãi rác vẫn còn sót lại.

Ở Australia, châu Âu và Mỹ, phần lớn người thu nhập phế liệu và vật liệu tái chế đang khẩn trương tìm kiếm các địa chỉ thay thế.

Họ phải chịu giá cao hơn khi tái chế tại địa phương, và đôi khi phải chở rác đến các bãi chôn lấp vì lượng phế liệu chất đống quá nhanh.

“Một năm trôi qua, chúng tôi vẫn nhận thấy tác động nhưng chưa tìm được giải pháp”, Garth Lamb, chủ tịch Hiệp hội quản lý chất thải và phục hồi tài nguyên Australia, cho biết.

Một số người đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, chẳng hạn như một số trung tâm của chính quyền địa phương chuyên thu thập rác tái chế ở Adelaide, thành phố miền nam Australia.

Những trung tâm này từng gửi mọi thứ - từ nhựa đến giấy và thủy tinh – tới Trung Quốc, nhưng giờ đây 80% được xử lý bởi các doanh nghiệp địa phương, hầu hết phần còn lại được chuyển sang Ấn Độ.

“Chúng tôi chuyển hướng nhanh và tìm đến thị trường nội địa”, Adam Faulkner, giám đốc điều hành Cơ quan quản lý chất thải Bắc Adelaide, nói. “Chúng tôi nhận ra bằng cách hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương, chúng tôi đã có thể trở về mức giá trước lệnh cấm của Trung Quốc".

Khủng hoảng tái chế toàn cầu từ lệnh cấm rác thải nhựa của Trung Quốc - Ảnh 2.

Ảnh: AFP.

Giảm tiêu dùng, giảm sản xuất

Tại Trung Quốc đại lục, lượng rác thải nhựa nhập khẩu đã giảm từ 600.000 tấn mỗi tháng năm 2016 xuống 30.000 tấn mỗi tháng năm 2018, theo số liệu trong báo cáo mới của Greenpeace và tổ chức môi trường phi chính phủ Global Alliance for Incinerator Alternatves.

Các trung tâm tái chế một thời bận rộn giờ đây bị bỏ hoang khi các công ty chuyển tới Đông Nam Á.

Trong chuyến thăm thành phố phía nam Xingtan năm ngoái, Chen Liwen, nhà sáng lập tổ chức phi chính phủ China Zero Waste Alliance, thấy nền công nghiệp tái chế bùng nổ một thời giờ đã không còn.

Các quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng sớm từ lệnh cấm của Trung Quốc đã có những động thái nhằm giảm lượng phế liệu nhựa nhập khẩu. Tuy nhiên, rác thải nhựa chỉ đơn giản được điều hướng tới các nước không có hạn chế khác như Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, theo báo cáo của Greenpeace.

Với ước tính chỉ khoảng 90% lượng nhựa sản xuất ra được tái chế, các nhà vận động cho rằng giải pháp lâu dài duy nhất cho cuộc khủng hoảng rác thải nhựa là công ty phải xuất ít đi và khách hàng tiêu dùng ít đi.

Kate Lin, nhà vận động tại Greenpeace nói: “Giải pháp duy nhất cho ô nhiễm nhựa là hạn chế sản xuất nhựa”.

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
5 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
4 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
4 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
2 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
28 phút trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
9 phút trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
19 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
22 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
1 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.