Ki ốt 50m2 ở Gia Lâm giá 70 tỷ, đắt gấp 3 biệt thự sang

26/02/2018 19:45
Chợ Ninh Hiệp (làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tồn tại đã vài chục năm nay. Đây là trạm trung chuyển vải vóc, quần áo Trung Quốc lớn nhất miền Bắc. Ngôi chợ này chia làm 2 khu vực: khu vực bán vải và quần áo với hàng nghìn ki ốt to, nhỏ, san sát…

Chợ Ninh Hiệp (làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tồn tại đã vài chục năm nay. Đây là trạm trung chuyển vải vóc, quần áo Trung Quốc lớn nhất miền Bắc. Ngôi chợ này chia làm 2 khu vực: khu vực bán vải và quần áo với hàng nghìn ki ốt to, nhỏ, san sát…

Mỗi ngày, ngôi chợ vốn nổi tiếng vì “cổ nhất, lớn nhất, rẻ nhất” này thu hút hàng nghìn lượt thương nhân trong Nam, ngoài Bắc tới mua hàng để mang về bán lẻ. Cũng chính vì vậy mà giá nhà đất tại Ninh Hiệp khá đắt đỏ. Trung bình, một gian hàng rộng hơn chục mét vuông có giá bán bán cả vài chục tỷ đồng, thậm chí, các ki ốt tại khu trung tâm chợ còn đắt hơn. Riêng đất sổ đỏ mặt đường vị trí trung tâm, thì không định giá nổi, vì không có ai bán. Không ai cần tiền để bán. Và nếu có bán thì giá có thể đến vài tỷ đồng/m2, đắt hơn cả đất phố cổ Hà Nội.

Bà Lan, chủ một quán giải khát trong khu vực chợ vải Ninh Hiệp (trước đây từng có thâm niên 40 năm bán quần áo tại chợ) cho hay, dãy ki ốt nơi bà đang ngồi bán hàng dù không phải là trung tâm nhưng đã có giá hơn 70 tỷ đồng/ki ốt hơn 50 m2.

chợ Ninh Hiệp
Những ki ốt ở chợ vải Ninh Hiệp có giá vài chục tỷ đồng.

“Vừa rồi có người trả giá 60 tỷ nhưng chủ nhà không bán, phải 70 tỷ trở lên may ra mới bán. Một ki ốt này có thể đổi 3 căn biệt thự ý chứ!”, bà Lan cho biết.

Cũng theo bà Lan, hầu hết những tiểu thương tại chợ đều là người dân Ninh Hiệp và họ rất giàu.

“Người dân ở đây có tiền nhưng cũng chỉ đầu tư đất đai, nhà cửa tại Ninh Hiệp hoặc các thành phố du lịch như: Đà Nẵng, Nha Trang… bởi đất ở những nơi này mới có lãi. Em họ tôi vừa mua mảnh đất 100m2 giá 7,8 tỷ đồng trong ngõ nhỏ, chỉ qua 2 năm sau người ta đã trả giá 16 tỷ đồng. Cứ mua đất ở đây là lãi, dù trong ngõ nhỏ… Chỉ cần “sang tay” là đã có lãi rồi. Dân ở đây đất ao còn tranh nhau chứ nói gì đến đất nhà!”, bà Lan cho biết thêm.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Tổ Quốc, chị Tâm – chủ một ki ốt quần áo tại chợ Ninh Hiệp - cho biết, chị thuê ki ốt có diện tích 15m2 này với giá 500 triệu/năm, tính ra khoảng xấp xỉ 42 triệu đồng/tháng.

“Đây chưa phải là khu đẹp nhất tại chợ nhưng tôi chỉ chịu được giá như vậy thôi nên đành thuê chỗ này! Chủ nhà tôi họ có một căn nhà, chia thành 3 ki ốt đều nhau (mỗi ki ốt 15m2) để cho thuê. Tiền thuế họ chịu trách nhiệm. Như vậy, mỗi tháng họ “đút túi” hơn trăm triệu đồng. Người dân ở đây chủ yếu sống và tích lũy từ tiền cho thuê nhà. Chưa kể, người thân, con cái họ cũng đều tham gia kinh doanh vải vóc, quần áo… nên rất giàu có”.

chợ Ninh Hiệp
Tầng 1 của mỗi căn nhà như thế này được "xẻ"  thành vài ba ki ốt. Mỗi tháng chủ nhà thu hàng trăm triệu đồng tiền cho thuê. 

Tương tự, chị Thu – chủ một sạp quần áo nhỏ khác- cho biết, sạp hàng chị đang thuê là vỉa hè của nhà chủ, nếu trời mưa thì sẽ phải căng bạt rất vất vả.  Dù vậy, để có chỗ bán hàng này chị mỗi tháng chị phải chi trả gần 17 triệu đồng.

“Khoảnh đất 3- 4m2 này thôi nhưng tôi thuê với giá 200 triệu đồng/năm. Chủ nhà họ chia mặt tiền (vỉa hè)  ra làm 3 sạp và cho thuê mỗi sạp với giá chung như tôi đang thuê. Còn gia đình họ vẫn ở trong nhà bình thường. Biết là giá thuê đắt đỏ nhưng tôi cũng vẫn phải thuê để kinh doanh, kiếm đồng ra đồng vào. Dân ở đây ai cũng kinh doanh quần áo cả, nếu không thì cũng chẳng biết làm gì!”, chị Thu tâm sự.

Nhìn quanh làng Ninh Hiệp, có thể thấy nhà nào cũng xây kiên cố, bề thế. Nhiều nhà to, đẹp như biệt thự.

“Chỉ cần sở hữu ngôi nhà ở đây, rộng độ 30m2 - 40m2, xây cao lên vài tầng thì quanh năm chẳng phải làm gì mà mỗi tháng vẫn kiếm cả trăm triệu. Tầng 1 xẻ làm 2 ki ốt, cho thuê mỗi cái giá 50-70 triệu/tháng làm cửa hàng bán buôn. Tầng trên cho thuê rẻ hơn nhưng cũng chục triệu. Đắt gấp vài lần nhà phố cổ. Tha hồ mà rủng rỉnh tiền bạc!”, chị Thu chia sẻ thêm.

(Theo Báo Tổ quốc)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
52 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
40 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
48 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
14 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
1 ngày trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.