Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái

17/05/2022 11:21
Các nhà kinh tế học, CEO, Phố Wall và Phố chính đều đang gióng lên hồi chuông cảnh báo suy thoái.

Hầu hết họ đều đồng tình rằng một cuộc suy thoái có thể bắt đầu hình thành ở Mỹ trong vài tháng tới. Câu hỏi đặt ra là cuộc suy thoái đó sẽ diễn ra theo hình dạng nào?

Các cuộc suy thoái và phục hồi có hình dạng và kích thước khác nhau giống như bảng chữ cái. Có lẽ đó là lý do vì sao các nhà kinh tế học đặt tên cho các loại suy thoái kinh tế khác nhau một chữ cái tượng trưng. Nhưng việc dự đoán chữ cái nào sẽ phù hợp với tình hình hoàn toàn không dễ dàng. Cuộc suy thoái tiềm ẩn này đặc biệt phức tạp.

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 1.

Nick Tell, CEO của ngân hàng đầu tư Armory Group cho biết: "Cho dù là Covid ở châu Á, chiến sự ở Ukraine hay những gì đang xảy ra với năng lượng, thì đó là những sự kiện liên tiếp".

Thành phần cấu thành cuộc suy thoái tiềm tàng này không giống với những đợt suy thoái khác là "tác động tâm lý từ Covid-19 lên với lực lượng lao động và lượng lớn các khoản trợ cấp được đưa vào nền kinh tế". Ông Tell cho biết tình trạng thiếu hụt lao động là hệ quả chưa từng xảy ra trong cuộc suy thoái kinh tế thời chiến.

David Lebovitz, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management đồng tình: "Khi bạn nhìn vào cơ hội việc làm so với số lượng người thất nghiệp, chúng ta chắc chắn đang ở trong một trường hợp chưa từng xảy ra trước đây. Tôi chưa bao giờ thực sự chứng kiến chuyện như thế này trong đời".

Nhưng "các thành phần của những gì đang diễn ra gợi nhớ đến những cuộc suy thoái trong quá khứ", Tell nói. Vì vậy, nếu chúng ta bị ràng buộc bởi một cuộc suy thoái, nó sẽ có hình dạng như thế nào?

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 2.

Tell nói: "Tôi nghĩ rằng chúng ra sẽ có sự phục hồi hình chữ U. Đây là điều mà chúng ta không thấy trong một thời gian dài".

Suy thoái hình chữ U báo hiệu một sự suy giảm mạnh, với một khoảng thời gian dài vật lộn ở đáy trước khi phục hồi. Đây là cuộc suy thoái đau đớn kéo dài 1 hoặc 2 năm và do một số yếu tố trùng hợp gây ra.

Lạm phát đình trệ, cuộc khủng hoảng dầu mỏ và chính sách stop-and-go của Fed trong giai đoạn năm 1973-1975 đã gây ra suy thoái kéo dài theo hình chữ U.

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 3.

Simon Johnson, cựu kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã so sánh kiểu suy thoái này giống như bị mắc kẹt trong bồn tắm. Ông nói: "Bạn đi vào. Bạn ở yên đó. Hai bên trơn trượt. Bạn biết đấy, có thể có một số thứ gập ghềnh ở phía dưới, nhưng bạn không thể ra khỏi bồn tắm trong một thời gian dài".

Ông Tell cho biết nền kinh tế cần phải tăng trưởng chậm lại một thời gian trước khi lực lượng lao động và số lao động thất nghiệp trở lại mức bình thường. Khi điều đó cuối cùng xảy ra, mọi thứ sẽ trở lại bình thường, nhưng có thể phải mất một vài năm.

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 4.

Suy thoái hình chữ V giống như âm thanh của chính chữ cái này. Một sự sụt giảm mạnh, nhìn rõ đáy và sau đó là một đường nghiêng đi lên dứt khoát. Loại phục hồi nhanh chóng và hoàn toàn được cho là kịch bản khả quan nhất khi nói đến suy thoái. Đôi khi việc rơi vào suy thoái còn dốc hơn việc leo lên để hướng đến sự phục hồi, giống như Logo của hãng Nike.

Hình chữ V thường đại diện cho sự phục hồi sau suy thoái trên những cú sốc xảy ra một lần. Ví dụ như cuộc suy thoái liên quan đến Covid-19 năm 2020 kéo dài 2 tháng.

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 5.

Chiến lược gia Lebovitz hy vọng rằng nếu có suy thoái, mọi thứ sẽ diễn ra như hình chữ V và chỉ kéo dài trong vài quý. Một trong những điều mà Lebovitz luôn tìm kiếm và cố gắng đánh giá là một sự mất cân bằng nào đó.

Ông cho biết sự mất cân bằng từ việc định giá cổ phiếu trong thời kỳ bong bóng công nghệ và sự mất cân bằng về nhà ở xuất hiện ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Lebovitz nhấn mạnh rằng khi nhìn vào nền kinh tế hiện nay, ông không thấy có sự mất cân đối nào đáng kể dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế. Theo ông, cuộc suy thoái tiếp theo sẽ tương đối nhẹ.

Lebovitz khuyến nghị các nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Ông khuyên rằng họ chỉ nên bán khi khoản đầu tư đã giảm 20%. Tuy nhiên, họ nên coi đây là cơ hội cân bằng lại danh mục đầu tư của mình. 

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 6.

Hình chữ W tượng trưng cho cuộc suy thoái kép đáng sợ. Điều này xảy ra khi một nền kinh tế vượt ra khỏi cuộc suy thoái để phục hồi và ngay sau đó lại rơi vào một cuộc suy thoái khác. Sự phục hồi hình W đặc biệt gây đau đớn cho các nhà đầu tư, những người quay trở lại vì họ tin tưởng rằng thị trường phục hồi trước khi giảm mạnh xuống một đáy khác.

Năm 1980, nền kinh tế có một cuộc suy thoái ngắn hạn và phục hồi trong 6 tháng. Sau đó là một đợt suy thoái kéo dài 16 tháng suốt từ giữa những năm 1981 đến cuối năm 1982.

Một số nhà phân tích cho rằng, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không đủ quyết liệt trong việc tăng lãi suất, điều này có thể xảy ra một lần nữa.

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 7.

Một cuộc suy thoái hình chữ L hay còn gọi là cuộc suy thoái "cây gậy khúc côn cầu" là điều mà các nhà kinh tế học muốn tránh bằng mọi giá. Điều này có nghĩa là sự sụt giảm tăng trưởng diễn ra trong một thời gian rất dài. Và khi ấy, nền kinh tế thường vượt ra khỏi lãnh thổ chữ 'R' (Recession – Suy thoái) sang lãnh thổ của chữ 'D' (Depression – Khủng hoảng).

Tình trạng này thường có nghĩa là một số lượng lớn công nhân vẫn thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài và tư liệu sản xuất đang ở trạng thái để không.

Cuộc đại suy thoái vào thập niên 1930 có hình chữ L. Một số nhà kinh tế cho rằng cuộc Đại suy thoái vào cuối những năm 2000 cũng như vậy. Phải mất 6 năm sau cuộc khủng hoảng, GDP mới trở lại bằng mức năm 2007. Một số người gọi đó là "sự phục hồi thịt nướng": thấp và chậm.

Kịch bản kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái theo bảng chữ cái - Ảnh 8.

Sự phục hồi hình chữ K là tình trạng xảy ra khi các lĩnh vực riêng biệt phục hồi sau suy thoái kinh tế với tốc độ khác nhau. Một số lĩnh vực của xã hội có thể có sức tăng trưởng mới trong khi những lĩnh vực khác tiếp tục bị tụt lại phía sau.

Những thay đổi này thường được xác định bằng sự khác biệt về công nghiệp, sự giàu có, địa lý. Sự thay đổi ngày càng trầm trọng hơn bởi tỷ lệ thu nhập và bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng.

Mặc dù sự phục hồi của suy thoái kinh tế năm 2020 có thể được mô tả theo hình chữ V, nhiều người chỉ ra rằng nó thực sự phục hồi theo hai chiều hướng giống chữ K. Ví dụ, các gia đình người da đen và gốc Tây Ban Nha có thu nhập thấp chứng kiến tiền tiết kiệm của họ bốc hơi nhanh nhất trong thời kỳ đại dịch.

Nhiều người là nhân viên văn phòng có thể nhanh chóng phục hồi sau cuộc suy thoái năm 2020, khi chính phủ đưa ra các khoản kích thích thanh toán, cổ phiếu và nhà tăng giá. Những người không có tiền tiết kiệm và làm các công việc dịch vụ thì tiếp tục phải chịu ảnh hưởng.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), những nhân viên nhận mức lương thấp nhất có nguy cơ mất việc làm cao nhất trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế ở giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021.

Các nhà kinh tế tại BLS viết rằng: "Các cơ sở có mức lương trung bình thấp nhất và những người lao động có thu nhập thấp nhất đã phải chịu những gánh nặng của cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra. Họ đều là những người đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm việc làm mạnh nhất khi kinh tế bắt đầu suy thoái và cũng là đối tượng có sự phục hồi việc làm sau đó chậm nhất".

Tham khảo CNN

https://cafef.vn/kich-ban-kinh-te-my-roi-vao-suy-thoai-theo-bang-chu-cai-20220517104737931.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.