Như vậy, bình quân những tháng còn lại trong năm phải đón 800.000 lượt khách quốc tế mới đạt được kế hoạch. Nhiệm vụ này quả là còn những khó khăn.
Hiện nay, du lịch Việt Nam còn vướng một số rào cản về mặt khách quan để phấn đấu hoàn thành kế hoạch, các hãng hàng không trong nước và quốc tế chưa mở hết các đường bay như cũ, nhất là đối với các khu vực có tiềm năng. Chính sách nhập cảnh chưa được thông thoáng, còn có những khó khăn, nhất là với khách quốc tế.
Từ nay đến cuối năm lại là giai đoạn thấp điểm du lịch, mặt khác một số thị trường tiềm năng, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan lại chưa mở cửa rộng rãi cho người bản địa đi du lịch nước ngoài trong đó có thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có một số thuận lợi. Đó là, dịch Covid-19 đã được khống chế ở mức thấp, chính vì vậy nhu cầu du lịch sau đại dịch sẽ tiếp tục tăng cao.
Covid-19 đã được khống chế ở mức thấp, chính vì vậy nhu cầu du lịch sau đại dịch sẽ tiếp tục tăng cao. Ảnh: Quốc Tuấn
Việt Nam còn các thị trường tiềm năng khác như châu Âu, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, chắc chắn sẽ đến Việt Nam du lịch trong 5 tháng cuối năm.
Ngoài những yếu tố kể trên, tự bản thân ngành du lịch Việt Nam cần phải làm một số việc để góp phần thực hiện kế hoạch trong năm.
Thứ nhất, chất lượng phục vụ ở các khách sạn, nhà hàng... Bao gồm buồng phòng ăn uống, đưa đón đối với khách du lịch gần xa.
Thứ hai, phải tạo ra một đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, lịch sự, có văn hoá để tạo dựng thương hiệu từng đơn vị.
Việt Nam còn các thị trường tiềm năng khác như châu Âu, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, chắc chắn sẽ đến Việt Nam du lịch trong 5 tháng cuối năm. Ảnh: Quốc Tuấn
Thứ ba, công tác an toàn về mọi mặt để bảo vệ khách một cách tuyệt đối trong thời gian lưu lại tại Việt Nam. Các địa điểm lưu trú cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để góp phần phục vụ khách chu đáo, thuận tiện, tạo dấu ấn riêng cho từng vùng miền.
Thứ tư, ngoài những điểm tham quan dã ngoại, các khách sạn cần phối hợp với các chợ trung tâm, siêu thị để đưa khách mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm nhằm nâng cao từng bước mức chi tiêu bình quân một khách du lịch đến với Việt Nam.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2022 phấn đấu đón 5 triệu lượt khách quốc tế, 65 triệu lượt khách nội địa. Ảnh: Quốc Tuấn
Thứ năm, các lực lượng hải quan, biên phòng, quản lý thị trường nội địa cần làm tốt chức năng của mình, đảm bảo được uy tín, bộ mặt của cả đất nước khi tiếp xúc với khách quốc tế.
Làm được những vấn đề trên thì mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam trong năm nay đối với khách trong nước và nhất là khách quốc tế có khả năng đạt được, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2022 và làm tiền đề cho những năm tiếp theo.