Kiểm soát nguồn vốn cho vay BĐS sẽ khiến thị trường bị đình trệ?

27/07/2022 18:05
Các chính sách, giải pháp được NHNN triển khai nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS nhưng vẫn đảm bảo khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, khách hàng có phương án vay vốn hiệu quả, khả thi vẫn được thuận lợi tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Tín dụng 6 tháng đầu năm nay tăng 9,53% so với cuối năm 2021, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong những tháng tới của năm, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như thế nào? Kiểm soát vốn vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, lĩnh vực bất động sản ra sao? PV VOV có cuộc trao đổi với ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước về nội dung này.

PV: Xin ông cho biết kết quả điều hành tín dụng trong các tháng đầu năm 2022 và định hướng trong thời gian tới? Liệu NHNN có tiếp tục duy trì mục tiêu tín dụng 14%?

Ông Phạm Chí Quang: Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2022 được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, NHNN điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Kết quả, tín dụng tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2020-2021, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đến cuối tháng 6/2022, tín dụng tăng 9,35% so với cuối năm 2021, là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, do cầu tín dụng tăng nhanh ngay từ đầu năm, phù hợp với diễn biến phục hồi tích cực của nền kinh tế.

Năm 2022, áp lực lạm phát trong nước tăng cao, tạo thách thức đối với điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) để một mặt hỗ trợ phục hồi kinh tế, nhưng mặt khác phải kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD và giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường. Hiện nay, nhu cầu tín dụng tăng cao trước quá trình phục hồi kinh tế, trong khi thị trường vốn chưa phát triển tương xứng với yêu cầu của nền kinh tế, nên không thể chủ quan với rủi ro lạm phát. Ngoài ra, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam theo IMF và WB thuộc hàng cao nhất thế giới so với các nước có điều kiện phát triển tương đồng (đến cuối năm 2021 tỷ lệ này đã đạt 124%) là mức mà các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm cảnh báo Việt Nam về rủi ro tài chính – ngân hàng.

Do đó, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng theo mục tiêu định hướng 14% đã đề ra và căn cứ diễn biến, tình hình thực tế để có giải pháp điều hành phù hợp nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng. Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

PV: Có ý kiến cho rằng, việc kiểm soát nguồn vốn cho vay bất động sản (BĐS) sẽ khiến thị trường BĐS bị đình trệ, doanh nghiệp thiếu vốn để tiếp tục các dự án, người dân khó vay vốn để mua nhà. Xin ông cho biết quan điểm của NHNN về vấn đề này?

Ông Phạm Chí Quang: Dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS rất đa dạng, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán, từ phát hành TPDN, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ TCTD. Như vậy, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS.

Theo quy định pháp luật hiện hành, hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng và khẩu vị rủi ro của TCTD. Đối với khách hàng có dự án/phương án kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ, khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở đáp ứng điều kiện vay vốn, TCTD được toàn quyền chủ động xem xét cho vay phù hợp tình hình hoạt động và khẩu vị rủi ro của TCTD, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, tín dụng nói chung và tín dụng BĐS nói riêng trong các tháng đầu năm 2022 tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2021. Đến tháng 5/2022, tín dụng BĐS tăng 12,31% so với cuối năm 2021, trong đó tín dụng BĐS tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng, chiếm tỷ trọng 66,3%.

Ngoài việc cho vay đối với lĩnh vực BĐS, thời gian qua hệ thống TCTD còn triển khai một số chương trình cho vay về nhà ở đối với các đối tượng chính sách, tín dụng nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định 100/2015. Ngoài ra, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022 ngày 20/5/2022 hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay NHTM của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời nhanh chóng ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN trong cùng ngày hướng dẫn NHTM thực hiện Nghị định 31.

Như vậy, các chính sách, giải pháp được NHNN triển khai nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS nhưng vẫn đảm bảo khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở, khách hàng có phương án vay vốn hiệu quả, khả thi vẫn được thuận lợi tiếp cận vay vốn ngân hàng.

PV: Lĩnh vực BĐS là lĩnh vực nếu không kiểm soát tốt thì rất rủi ro. Xin ông cho biết định hướng của NHNN trong việc điều hành tín dụng đối với lĩnh vực BĐS trong thời gian tới?

Ông Phạm Chí Quang: Với vai trò là cơ quan quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, NHNN đã ban hành các quy định và thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro đối với tín dụng BĐS, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời cung ứng đủ, kịp thời vốn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS, góp phần phát triển thị trường BĐS lành mạnh; từ đó, lan tỏa đến các ngành kinh tế khác, tạo động lực tăng trưởng kinh tế bền vững.

Nhu cầu tín dụng BĐS thường có thời hạn trung dài hạn, trong khi nguồn huy động chủ yếu là ngắn hạn, nên TCTD phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn. Do đó, trong điều hành, bên cạnh việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, NHNN triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư, kinh doanh BĐS; khuyến khích TCTD tập trung nguồn vốn tín dụng cho phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Đồng thời chỉ đạo TCTD thường xuyên kiểm soát việc cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh BĐS và sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD; rà soát, hoàn thiện Văn bản quy phạm pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; xây dựng lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng, nhất là tín dụng BĐS.

Trong thời gian tới, để tăng cường quản lý, kiểm soát rủi ro đối với tín dụng BĐS nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách sau:

Một là, điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ CSTT, tín dụng; phối hợp chặt chẽ với Chính sách tài khoá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Khẩn trương thực hiện các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế - xã hội tại Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Hai là, tiếp tục chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả gắn với chất lượng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư, kinh doanh BĐS; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn để mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.

Ba là, hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc ban hành các Văn bản quản lý pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ ngành hoàn thiện quy định pháp luật hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
40 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
23 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
36 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.