“Kiểm soát sự hưng phấn quá khích của thị trường là một thách thức”

20/03/2018 09:44
Kiểm soát sự hưng phấn quá khích của thị trường là một thách thức không hề nhỏ đối với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính...

Trước buổi hội thảo kinh tế Việt Nam thường niên - năm 2018 mang tên "Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh", ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã có những chia sẻ sâu sắc về cơ hội và thách thức kinh tế Việt Nam trong năm 2018.

Kinh tế Việt Nam đã khởi đầu năm mới đầy thuận lợi, dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, đồng thời là Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, ông đánh giá như thế nào về cơ hội tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2018?

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đang nhận được nhiều hỗ trợ từ những diễn biến của kinh tế thế giới và trong nước.

Trước hết, bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 đang cho thấy nhiều yếu tố thuận lợi. Bất chấp những rủi ro xảy ra như: Brexit, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bất ổn ở Trung Đông... nền kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến tích cực. 

Sự hồi phục diễn ra khá đồng bộ ở hầu hết các nền kinh tế lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Thêm nữa, dù giá hàng hoá trên thị trường thế giới có dấu hiệu tăng cao hơn 2017, nhưng nhìn chung nhiều nhà kinh tế vẫn nhận định kinh tế thế giới tiếp tục giai đoạn lạm phát thấp (nhờ hiệu ứng của tiến bộ công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất hàng hoá và các nền kinh tế mới nổi tiếp tục duy trì nhịp tăng trưởng). 

Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi lạm phát của Việt Nam chịu tác động khá lớn bởi giá cả trên thị trường thế giới.

Với các yếu tố trong nước. Theo tôi, những thành quả đạt được trong năm 2017 là nền tảng quan trọng tạo đà tăng trưởng kinh tế trong năm 2018. 

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là con số mà là công cuộc cải cách đã được định hình cụ thể hơn, rõ nét hơn và trở thành xu thế. 

Lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào sự ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh tế tiếp tục gia tăng. 

Ngoài ra, sẽ có một số nhân tố mới bổ sung nguồn sinh khí cho tăng trưởng kinh tế năm 2018, có thể kể đến như: tiến trình phục hồi kinh tế ngày một tốt hơn trong những năm qua; sự khởi sắc mạnh của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và ngành du lịch đang đà phát triển mạnh; kết quả của chương trình cải cách, sắp xếp bộ máy hành chính và sự nghiệp công, cùng với giải pháp tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tạo không gian chính sách mới để củng cố ngân sách nhà nước, tăng cường chính sách tài khoá; Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết tại Chile ngày 9/3 sẽ là chất kích thích với kinh tế Việt Nam...

Vậy còn những thách thức cho kinh tế Việt Nam trong năm nay thì sao, thưa ông?

Ngoài những thuận lợi trên, theo tôi, kinh tế Việt Nam năm 2018 cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, có thể kể đến như:

Thứ nhất, dù kinh tế thế giới được dự báo khởi sắc hơn 2017, song dựa trên diễn biến kinh tế thế giới mấy thập kỷ qua, không ít nhà kinh tế đã đưa ra cảnh báo chu kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới lặp lại trong khoảng 8-10 năm và lần gần nhất là 2009.

Thực tế là không ít rủi ro tiềm ẩn đang thách thức các nhà hoạch định chính sách trong năm 2018. Các cơ quan hoạch định chính sách không được quên bài học lạm phát bùng nổ năm 2007- 2008. 

Kiểm soát sự hưng phấn quá khích của thị trường là một thách thức không hề nhỏ đối với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, nhất là khi thị trường chứng khoán của Việt Nam đã có quy mô và tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn rất nhiều so với 10 năm trước. 

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phải đối mặt với 2 thách thức không nhỏ, đó là: Phải cân bằng giữa mục tiêu thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng mặt khác phải điều tiết dòng vốn vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản một cách hợp lý; dòng vốn ngoại tệ vào Việt Nam dự báo tiếp tục tăng khá trong năm 2018 có thể gây sức ép tăng giá VND đòi hỏi cơ quan tiền tệ phải linh hoạt, kịp thời trung hoà hoá lượng tiền trên thị trường để duy trì tỷ giá ở mức hợp lý, tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ hai, thương mại đa phương với những nguyên tắc cơ bản đã được định hình cùng với quan điểm chính sách tự do, mở cửa nay đang phải đối mặt với thách thức nảy sinh từ quan điểm dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ của một số quốc gia. 

Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, một quốc gia có quy mô thương mại (xuất nhập khẩu) lớn gần gấp 2 lần GDP. Một chính sách thương mại linh hoạt, khôn khéo trong bối cảnh diễn biến phức tạp là một bài toán không đơn giản.

Ông vừa đề cập CPTPP là một trong những yếu tố đem lại sinh khí cho kinh tế Việt Nam năm 2018. Ông có thể nói rõ hơn về những tác động tích cực của CPTPP với sự phát triển của kinh tế Việt Nam?

Theo tôi, cần có những đánh giá cụ thể và chi tiết những tác động tích cực và tiêu cực khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), để từ đó xác định được lĩnh vực nào, thành phần kinh nào được hưởng nhiều lợi ích và lĩnh vực nào, đối tượng nào dễ bị tổn thương.

Quay trở lại với CPTPP vừa được ký kết tại Chile, tôi cho rằng, lợi ích mang lại cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. 

CPTPP không chỉ bao gồm thương mại mà còn đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều bộ nguyên tắc khác, do đó đây là hiệp định toàn diện và tiến bộ hơn những hiệp định trước đó. 

Các doanh nghiệp của chúng ta sẽ tham gia khu vực thị trường rộng lớn hơn, với các mức thuế thấp và giảm bớt hàng rào phi thuế quan. 

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường thành viên, đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo việc làm, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tham gia CPTPP, các ngành như: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống... và những ngành sử dụng nhiều lao động sẽ được hưởng nhiều lợi thế.

Lợi ích khác, theo tôi, có nhiều ý nghĩa hơn đối với chúng ta là CPTPP sẽ tạo động lực và gây sức ép để thúc đẩy cải cách trong nước, nhất là cải cách khu vực công, thị trường lao động. 

Chúng ta cần rút ra những bài học từ giai đoạn trước đây (tiến trình cải cách trong nước không tương thích với tiến trình hội nhập nên không tận dụng được hết lợi ích của hội nhập), từ đó tận dụng được tối đa những cơ hộ khi tham gia CPTPP. 

Cả Chính phủ và doanh nghiệp cần phải có những thay đổi cách nghĩ, cách làm. 

Trong đó, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá cơ hội và thách thức để đưa ra những quyết định chính xác, đúng đối tượng và đúng thời điểm.

Như ông phân tích ở trên, cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh đã xuất hiện nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp tận dụng nó như thế nào. Đây cũng là chủ đề chính trong hội thảo kinh tế Việt Nam thường niên - năm 2018. Ông có kỳ vọng gì về những thông tin mà hội thảo này sẽ mang lại?

Tôi kỳ vọng hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia cao cấp ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sẽ có nhiều phát hiện khoa học và thực tiễn, nhiều đóng góp giá trị giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những quyết sách thích hợp. 

Riêng cá nhân, tôi mong muốn các diễn giả và các thành viên tham gia hội thảo trao đổi, thảo luận về 4 vấn đề mà chúng ta đang rất quan tâm.

Thứ nhất, lượng báo những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài (bao gồm cả tác động từ những diễn biến mới và tác động của yếu tố chu kỳ kinh tế) trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính... đến kinh tế Việt Nam. 

Đồng thời có những đánh giá về khả năng ứng chịu của nền kinh tế trước các "cú sốc" từ bên ngoài.

Thứ hai, phân tích, dự báo lạm phát và đánh giá các cân đối vĩ mô cho năm 2018. Trong đó, chỉ ra được thị trường chứng khoán và hệ thống tài chính cần có nhân tố gì để tăng cường nền tảng, đảm bảo ổn định tài chính và duy trì xu hướng phát triển.

Thứ ba, đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá để phá vỡ những cấu trúc đang trói buộc tiềm lực của nền kinh tế. Liệu các lĩnh vực đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng - nhân tố đã được cải thiện và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 2017 - có tiếp tục xu thế chuyển động tích cực trong 2018 hay không?

Thứ tư, đề xuất các chính sách và hướng đi để tạo chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng ngay trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
19 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
20 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
20 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
21 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
21 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.