Kiểm toán Nhà nước chỉ ra kẽ hở và điều bất ngờ về những dự án đầu tư theo hình thức BT

22/05/2018 15:21
Nhà nước phải thanh toán cho nhà đầu tư để thực hiện dự án BT. Nhà đầu tư lại vay vốn với lãi suất cao hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ. Điều này làm cho mục tiêu giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước không thực hiện được.

Báo cáo Kiểm toán Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 được trình Quốc hội, đã chỉ ra nhiều bất cập liên quan đến 17 dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT.

Kiểm toán nhà nước khẳng định, các dự án BT thực chất là sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước nhưng không quy định phải là các dự án cần thiết, thực sự cấp bách là chưa phù hợp với các quy định hiện hành.

Trong khi đó, vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay (khoảng 85%) và được tính lãi, với lãi suất tối đa huy động bằng 1,3 lần lãi suất TPCP. Vì vậy, thực chất gần như toàn bộ dự án là vốn của Nhà nước hoặc là vốn của Nhà nước đi vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất Nhà nước huy động để đầu tư thực hiện dự án. Điều này dẫn đên việc thực hiện dự án BT không thực sự giảm gánh nặng cho NSNN.

Bên cạnh đó, các dự án này còn có kẽ hở dẫn đến thất thoát ngân sách. Việc thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất đã giải phóng mặt bằng có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thông qua hình thức đấu giá là chưa phù hợp quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Nguyên tắc ngang giá cũng không được bảo đảm khi quy định về thời điểm giao đất để thanh toán dự án BT và thời điểm giao dự án BT còn bất cập, không rõ ràng.

Vốn từ NSNN còn có thể bị chiếm dụng do việc thanh toán trước cho nhà đầu tư trong khi nhà đầu tư chưa phải xuất hóa đơn GTGT do công trình chưa hoàn thành

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra kẽ hở và điều bất ngờ về những dự án đầu tư theo hình thức BT - Ảnh 1.

Đường Lê Văn Lương kéo dài tại Hà Nội - 1/17 dự án BT được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước.

Ông Lê Huy Trọng, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành V (thuộc KTNN) đánh giá, giá trị dự án BT không được xác định chính xác vì việc lựa chọn nhà đầu tư không qua đấu giá cạnh tranh.

"Điều 29 Nghị định 15 có quy định thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu nhưng đấu thầu rộng rãi lại không thực hiện. Hầu hết dự án BT thực hiện chỉ định thầu. Chỉ định thầu thì không có cạnh tranh và không biết giá là bao nhiêu. Như vậy, người bán thì không có sản phẩm, người mua không có cái để so sánh" – ông Lê Huy Trọng nói.

PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, cần sớm hoàn chỉnh cơ sở pháp lý để khắc phục những hệ lụy của dự án BT. Thậm chí, cần luật hóa, ban hành bộ luật riêng về đầu tư BT.

"Quan trọng là bảo đảm tính công khai, minh bạch. Có như vậy, Nhà nước mới mua được công trình với giá hợp lý nhất, đồng thời chuyển giao đất với giá cao nhất có thể. Tất nhiên, trong quá trình giao đất cần có nhưng tổ chức trung gian, giúp cho Nhà nước trong vấn đề thẩm định" – ông Đặng Văn Thanh nói.

Theo ông Đặng Văn Thanh, Nhà nước tiến hành mua là dự án, công trình hạ tầng cơ sở, nên Nhà nước phải là "người đặt hàng". Nhà nước cần chủ động xây dựng dự án, thiết kế, xây dựng dự toán,…

"Nhà đầu tư nhận dự án này buộc phải thông qua đấu thầu, hạn chế tốt đa chỉ định thầu vì chính đây là nơi xảy ra thất thoát, thiệt thòi cho nhà nước cũng như hình thành lợi ích nhóm. Để bảo đảm lợi ích cho NN thì việc giao đất phải trên cơ sở đấu giá chứ không trên cơ sở chỉ định thầu. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng Nhà nước thiệt còn nhà đầu tư có 2 lợi ích: Thứ nhất là lợi ích giá đất tăng lên trong quá trình đầu tư dự án; Thứ hai là giá đất tăng lên khi dự án đã hoàn thành và điều kiện về lợi ích của đất đai ấy khi được giao tăng lên do dự án được đưa vào sử dụng" - Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam phân tích.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
7 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
6 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
7 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
8 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
8 giờ trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
10 giờ trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.
Mỹ vừa chi hơn 300 triệu USD mua một ‘mỏ vàng’ mới nổi của Việt Nam: Nước ta là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, các cường quốc công nghệ đua nhau mua hàng
11 giờ trước
Mỏ vàng tiềm năng này đang đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trên bản đồ thế giới.
Đáp trả BYD Sealion 6, Jaecoo J7 PHEV giảm 90 triệu đồng
12 giờ trước
Từ nay đến hết 31/7, Jaecoo J7 PHEV được giảm 90 triệu đồng, giá thực tế từ 969 triệu đồng chỉ còn 879 triệu đồng.