Kiểm tra chuyên ngành: Vẫn 'hành' doanh nghiệp

17/09/2020 07:49
Trước đây, kiểm tra chuyên ngành đã là một trong những gánh nặng đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh DN oằn mình trước tác động của đại dịch COVID-19, các quy định kiểm tra chuyên ngành càng khiến DN điêu đứng. Thậm chí, nhiều quy định kiểm tra chuyên ngành có thể giết chết cả ngành nghề mới của Việt Nam.

Nhiều quy định giết chết cả ngành nghề

  Tại hội thảo thúc đẩy cải cách, quản lý, kiểm tra chuyên ngành ngày 16/9, Hiệp hội Doanh nghiệp nêu hàng loạt bất cập. Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đề nghị cơ quan chức năng làm rõ hơn nữa việc cấp mã HS cho nhóm thực phẩm chức năng. Hiện nay, nhiều công văn hướng dẫn có nội dung mâu thuẫn.

“Chúng tôi khuyến nghị Tổng cục Hải quan nên bỏ cụm từ thực phẩm chức năng trong một số công văn. Nếu có vướng mắc trong phân loại các sản phẩm thực phẩm chức năng, Tổng cục Hải quan nên hỏi ý kiến Bộ Y tế để xác định chính xác thực phẩm trong phân loại”, đại diện Eurocham kiến nghị.

Bên cạnh đó, vướng mắc trong hướng dẫn về ghi nhãn hàng hoá do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn. Đại diện Eurocham dẫn ví dụ cụ thể với chất axit citric. Đây là chất bảo quản thông dụng, hiện diện tự nhiên ở nhiều loại quả mọng như cam, chanh và trong chè, cà phê. Tuy nhiên, theo quy định ghi nhãn hàng hóa, nông sản ghi “không sử dụng chất bảo quản” không đúng theo quy định của pháp luật, vì khi xét nghiệm vẫn tồn tại chất axit citric. Điều này khiến nhiều nông sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ - VietGap nhưng không được phép ghi nhãn không chứa chất bảo quản.

“Chúng ta đặt ra quy định và có thể giết chết ngành nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị Bộ KH&CN xem xét và thay đổi quy định này”, đại diện Eurocham kiến nghị.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), cộng đồng DN mong muốn chung tay giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, nhiều năm qua, số lượng văn bản kiểm tra chuyên ngành chỉ có tăng, không có giảm.

Ông Nam dẫn ví dụ, DN phản ánh những vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV nước ngoài đòi hỏi nhiều giấy tờ, không được làm trực tuyến và phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Hiệp hội mã số châu Âu (GS1). Vì vậy, DN mất rất nhiều thời gian, thậm chí bị hải quan xử phạt vì thiếu giấy xác nhận của GS1. Trong khi đó, cơ quan chức năng lại đưa MSMV vào NĐ74/2018/NĐ-CP là không có cơ sở pháp lý. Trong hàng loạt quy định như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về ghi nhãn hàng hoá không đề cập và không có bất ký quy định nào nói đến MSMV.

“Việc cấp giấy xác nhận sử dụng MSMV nước ngoài hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế đối với công tác quản lý nhà nước. Đây là sự cản trở cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, VASEP kiến nghị bỏ quy định này trong dự thảo Thông tư ghi nhãn điện tử; đồng thời sớm sửa đổi NĐ74/2018/NĐ-CP để huỷ bỏ quy định MSMV nước ngoài trong nghị định”, ông Nam kiến nghị.

Còn tình trạng “đẻ” thêm quy định 

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, Việt Nam đã và đang có một số cải cách hành chính. Tuy nhiên, ở một số bộ ngành có hiện tượng “mọc” thêm rào cản, gánh nặng cho DN.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), còn tới 12 nhóm bất cập trong kiểm tra chuyên ngành. Tiêu biểu như phí kiểm dịch thú y, vấn đề lấy mẫu kiểm nghiệm. Theo phản ánh của cộng đồng DN, Bộ NN&PTNT là đơn vị có số lượng mẫu nhiều nhất. Số lượng, khối lượng mẫu quá lớn, kết quả chỉ có 1 thử nghiệm nhưng tính phí theo số lượng mẫu, 5 mẫu thì tính phí tương tự như 5 thử nghiệm; phí kiểm tra chất lượng chăn nuôi.

“Hiện nay, có khoảng 25 nhóm sản phẩm, hàng hoá tương đương với 1.012 dòng hàng tính theo mã số HS ở cấp độ 8 chữ số và tương ứng với 1.501 mặt hàng được chi tiết theo tên hàng cụ thể. Đặc biệt, kiểm tra nhà nước về an toàn lao động thực hiện trước thông quan là quy định phi lý, được phản ánh nhiều lần, nhưng chưa có động thái sửa đổi nào từ Bộ LĐ-TB&XH. Trong khi đó, quy định về kiểm tra hiệu suất năng lượng tạo thêm nhiều gánh nặng chi phí và thời gian bất hợp lý cho DN. Đây là vấn đề được phản ánh nhiều lần nhưng chưa được bộ, ngành nào quan tâm” bà Thảo nhấn mạnh.

Chặt đứt “giấy phép con”

 Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung cho biết: Từ năm 2018 đến 2019, Việt Nam bỏ được nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với lúa gạo, gas, cùng hàng loạt giấy phép con. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ, chặt đứt các giấy phép con, kiểm tra chuyên ngành không còn như trước nữa. Ông Cung lấy ví dụ như kiểm định an toàn thang máy, người sử dụng phải lắp thang máy vào chạy mới kiểm định được an toàn. Thế nhưng hiện nay, cơ quan chức năng kiểm định rời rạc các bộ phận theo tiêu chuẩn. “Nếu đúng tiêu chuẩn nhưng lắp đặt thiếu, sai thì có phải không an toàn, phi lý không?”, ông Cung nói.

“Nhiều quy định về kiểm tra chuyên ngành của bộ này, ngành này chồng lấn lên cơ quan khác, khiến cho nó đúng với bộ này nhưng lại sai với bộ kia, hay đúng với điều khoản này lại vi phạm điều khoản của quy định khác. Thậm chí, nhiều quy định đã và đang thiếu tính thực tiễn, không khoa học và phi lý”, ông Cung cho biết.

Theo thống kê của CIEM, số mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành giảm từ 100.000 (năm 2015) xuống còn 78.000 vào năm 2020. Tỷ lệ lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan trước đây chiếm 30-35%, nay giảm còn 19,4%.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
2 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
42 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.062.988.636 VNĐ / tấn

257.30 BRL / kg

0.10 %

+ 0.25

Thịt gà

CHICKEN

30.984.900 VNĐ / tấn

7.50 BRL / kg

-0.27 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng Việt Nam được hơn 140 quốc gia ưa chuộng vừa đón nhận tin vui nhất trong vòng 20 năm qua
23 giờ trước
8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội: Bánh trung thu đại hạ giá vẫn ế
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay sức mua không cao, hàng ế ẩm. Sau rằm, nhiều quầy bánh trung tại Hà Nội phải giảm giá mạnh tay để kích cầu, giảm tồn kho.
Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa
1 ngày trước
Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.
Bánh Trung hạ giá “sập sàn” vẫn ế ẩm
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay, nhiều gian hàng bánh Trung thu các loại vắng khách qua lại so với mọi năm. Dù được bày bán sớm và tung ra nhiều ưu đãi nhưng càng gần Tết Trung thu, số lượng bánh tồn kho khiến nhiều người kinh doanh buồn rầu.