Kiện chống bán phá giá với thép cán nóng Trung Quốc: Thép ngoại đe doạ thép nội!?

23/08/2024 08:01
Lượng thép cán nóng (HRC) Trung Quốc từ chỗ chỉ bổ sung số lượng còn thiếu hụt trong nước, năm 2023 loại thép nước này chiếm khoảng 80% tổng lượng thép HRC tại Việt Nam. Nhập khẩu thép vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng kỷ lục trong nửa đầu năm nay, hiện hữu nguy cơ mất thị trường nội địa.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép cán nóng HRC hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 12-13 triệu tấn/năm.

Trong đó, các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được khoảng 9 triệu tấn (chủ yếu là Hòa Phát và Formosa), số còn lại được bổ sung qua kênh nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam.

Thép HRC Trung Quốc đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam

Thống kê của Hải quan cho hay, trong 3 năm trở lại đây, nhập khẩu HRC vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Phần lớn thép HRC nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và một số ít từ Nhật Bản, trong đó số lượng từ Trung Quốc chiếm từ 60-80%.

Đơn cử, năm 2023, tổng lượng nhập khẩu HRC là 9,64 triệu tấn, trong đó riêng nhập từ Trung Quốc là 6,3 triệu tấn. Năm 2022, số lượng nhập thép HRC về Việt Nam là 8,1 triệu tấn, trong đó Trung Quốc là 3,3 triệu tấn.

Trong quý I/2024, nhập khẩu thép HRC đạt 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so với lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thép HRC nhập về Việt Nam đã lên đến 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 173% lượng sản xuất trong nước.

Giá trị kim ngạch nhập khẩu HRC 6 tháng đạt 3,46 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ USD. Các mác thép nhập khẩu chủ yếu là Q195, Q235, những mác thép này có giá thấp hơn ASTM, SPHC và các mác khác từ 74 - 79 USD/tấn.

Đáng nói, giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc rất thấp, bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác từ 45-108 USD/tấn.

Giá rẻ là một trong những lợi thế mà thép Trung Quốc có được trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trong thời gian qua.

Theo cơ quan Hải quan, do đồng Nhân dân tệ giảm giá gần đây, nên giá chào bán thép HRC của Trung Quốc giảm mạnh.

Cụ thể, giá chào bán thép cuộn cán nóng HRC SAE 1006 dày 2-2,5mm của Trung Quốc đang phổ biến ở mức 890-895 USD/tấn, mức này đã giảm mạnh so với giá 910-915 USD/tấn trong tuần 15/4/2024.

Đối với mặt hàng SS400 HRC dày 3-12mm từ Trung Quốc, giá chào bán thấp hơn 20 USD/tấn, ở mức 840-845 USD/tấn.

Hiện nay, giá sản phẩm HRC dày 2-2,7mm SAE ở mức 890 USD / tấn, giảm 20 USD/tấn so với tuần trước.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thép nội địa của Trung Quốc suy yếu do các hoạt động liên quan đến bất động sản, khiến các nhà cung cấp thép của Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để đảm bảo doanh thu.

Tại thị trường trong nước, thép HRC chủ yếu do hai doanh nghiệp là Hòa Phát và Formosa tại Hà Tĩnh sản xuất, số lượng ban đầu ít song hiện nay hai doanh nghiệp này đã tăng sản lượng, đáp ứng và bù đắp được lượng thiếu hụt phải nhập khẩu.

Về giá thép HRC, trong tháng 6/2024, Formosa Hà Tĩnh có giá bán mặt hàng HRC SAE1006 lên mức giá 950 USD/tấn tại thị trường miền Bắc; tại miền Nam, mặt hàng này có giá là 955 USD/tấn vào ngày 15/4. Tương tự, thép Hòa Phát - Dung Quất có giá thép HRC tương đương 920 USD/tấn tại thị trường miền Bắc và tại miền Nam sẽ có giá 924 USD/tấn. Như vậy, mức giá này đã cao hơn so với giá thép nhập khẩu Trung Quốc.

Doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ mất thị phần

Việc giá thép cán nóng Trung Quốc vào Việt Nam với giá rẻ, khiến nhiều doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thép HRC trong nước gặp khó khăn, thậm chí mất đơn hàng do không thể cạnh tranh được với thép HRC nhập khẩu.

Theo dữ liệu của Hải quan, từ năm 2014 đến nay, lượng nhập sắt thép các loại về Việt Nam luôn đạt từ 11-15 triệu tấn/năm, kim ngạch từ 8 đến 12 tỷ USD. Trong đó, sắt thép thành phẩm của Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng từ 40-70% mặt hàng này nhập về Việt Nam.

Cụ thể, năm 2023, Việt Nam nhập 13,3 triệu tấn sắt thép, thì số lượng nhập từ Trung Quốc đã hơn 8,3 triệu tấn, chiếm 62%; Sắt thép thành phẩm của Trung Quốc cũng đạt kim ngạch hơn 3,4 tỷ USD, chiếm 64% giá trị sản phẩm sắt thép thành phẩm nhập của Việt Nam từ các nước.

Năm 2022, Việt Nam nhập 12,3 triệu tấn sắt thép các loại, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc cũng lên đến 5 triệu tấn. Kim ngạch sắt thép thành phẩm Trung Quốc là 3,3 tỷ USD, chiếm 62% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong năm 2022.

Với lợi thế quy mô và sản xuất dư thừa, các loại sắt thép nói chung và thép HRC của Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều. Điều này được cho là sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép HRC.

Một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam cho rằng, việc thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, sản lượng nhập khẩu có thời điểm gần 200% sản xuất trong nước khiến thị phần bán hàng thép HRC của doanh nghiệp mất vào tay hàng nhập khẩu.

Dẫn chứng, thị phần bán hàng thép HRC của doanh nghiệp sản xuất trong nước như Hòa Phát và Formosa giảm từ mức 42% năm 2021 xuống 30% vào 2023. Ngược lại, thị phần của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn độ tăng từ 32% lên gần 46% trong năm 2023.

Chiều ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu thép HRC không đồng tình với việc khởi kiện chống bán phá giá với HRC từ Trung Quốc, bởi họ cho rằng số lượng nhập HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam không quá lớn. Chưa kể, thép HRC là đầu vào cho nhiều công ty, doanh nghiệp thép hộp khác.

Tin mới

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
7 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
7 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
5 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
5 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
4 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

77.001.088 VNĐ / lượng

2,592.60 USD / toz

1.30 %

+ 33.30

Bạc

SILVER

924.661 VNĐ / lượng

31.13 USD / toz

3.16 %

+ 0.95

Đồng

COPPER

236.136.917 VNĐ / tấn

434.80 UScents / lb

1.14 %

+ 4.90

Bạch kim

PLATINUM

29.323.141 VNĐ / lượng

987.30 USD / toz

1.28 %

+ 12.50

Nickel

NICKEL

402.721.414 VNĐ / tấn

16,348.00 USD / mt

0.71 %

+ 115.00

Chì

LEAD

51.263.963 VNĐ / tấn

2,081.00 USD / mt

2.13 %

+ 43.50

Nhôm

ALUMINUM

62.521.834 VNĐ / tấn

2,538.00 USD / mt

0.06 %

+ 1.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
4 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
21 giờ trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
1 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
1 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.