Kim ngạch rau quả sang Trung Quốc có dễ đạt 3 tỷ USD trong năm nay?

22/04/2019 11:19
Từ ngày 1/5/2019, hải quan Trung Quốc sẽ không thông quan dưa hấu lót rơm, yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có vi sinh vật gây hại để bọc trái...

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao việc sản phẩm dưa hấu trồng và thu hoạch ở một số địa phương bỗng dưng được dán tem truy xuất nguồn gốc có dòng chữ Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi: việc dán tem chữ Trung Quốc như vậy có vi phạm pháp luật nước ta?

Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, trong tháng 4/2019, cục đã có Công văn số 339 thông báo thời gian áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.

Theo yêu cầu của phía Trung Quốc, từ 1/1/2019, các loại nông sản xuất khẩu sang nước này đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho hải quan, trong đó có mặt hàng dưa hấu.

Từ ngày 1/5/2019, hải quan Trung Quốc sẽ không thông quan dưa hấu lót rơm, yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có vi sinh vật gây hại để bọc trái; đối với mít tươi phải dùng giấy dai Kraft hoặc bao bì là thùng giấy; chuối cũng phải được bọc bằng thùng giấy hoặc túi nhựa... và bao bì phải in thông tin truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, trái cây Việt Nam xuất sang Trung Quốc phải dán tem có mã truy xuất nguồn gốc hoặc đóng trong bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, đối với những lô sản phẩm dưa hấu dành để xuất khẩu sang Trung Quốc, việc dán tem chữ Trung Quốc là hợp pháp theo thỏa thuận giữa cơ quan chức năng hai nước.

Hiện nước ta chưa ban hành mẫu tem truy xuất nguồn gốc riêng cho sản phẩm rau quả, cũng chưa công bố mẫu tem đến các thị trường thế giới, nên giải pháp tạm thời là "nhờ" vào tem của phía Trung Quốc nhằm xuất khẩu dưa theo hợp đồng đôi bên đã ký. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thiết kế mẫu mã tem truy xuất nguồn gốc nông sản chung cho nông sản Việt, để đăng ký với các nước nhập khẩu.

Theo ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, đã kiểm tra những lô dưa hấu trên địa bàn tỉnh, cho thấy dù tem do các nhà nhập khẩu Trung Quốc in và chuyển cho đối tác Việt Nam dán vào sản phẩm, nhưng đều tuân thủ các thông tin truy xuất nguồn gốc của Việt Nam. Đặc biệt, mã vạch trên các tem đều đúng mã vạch 893 của Việt Nam.

Ông Toản cho hay, trước đây, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, rất bấp bênh. Hiện nay, Trung Quốc đã siết chặt đường biên mậu, nên sẽ không còn cửa để xuất khẩu tiểu ngạch nữa. Bù lại, phía bạn đang mở rộng cửa, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu nông sản đi theo đường chính ngạch khi giảm thuế từ 17% trước đây còn 3%-4%.

Để được xuất khẩu ngạch sang Trung Quốc, nông sản, trái cây cần có chứng thư kiểm nghiệm, kiểm dịch do cơ quan quản lý nước xuất khẩu cấp theo mẫu và theo thỏa thuận với phía Trung Quốc. 

Thông tin trên tem nhãn bao gồm thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói... Danh sách vườn trồng, doanh nghiệp đóng gói phải được cơ quan quản lý nước xuất khẩu thông báo chính thức cho phía Trung Quốc. Đây không phải là quy định mới mà là các quy định đã có từ trước, phù hợp với thông lệ quốc tế, trước đây thực hiện chưa nghiêm.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong quý đầu năm, Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,1% thị phần. Tuy vậy, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2018, trong hơn 3,8 tỷ USD giá trị xuất khẩu của ngành rau quả, thì riêng Trung Quốc đạt gần 2,8 tỷ USD, chiếm 70% tỷ trọng xuất khẩu. Như vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường rất lớn cho rau quả Việt Nam mở rộng khối lượng và giá trị xuất khẩu. Đến nay đã có 8 loại trái cây tươi của Việt Nam được phía Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, bao gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm. Hiện Việt Nam đang đàm phán với Trung Quốc đưa thêm một số trái cây như sầu riêng, bưởi, na, roi, dừa, chanh leo... trong thời gian tới.

Việc tổ chức sản xuất tốt, đầu tư nâng chất lượng hàng xuất khẩu đúng với yêu cầu của thị trường sẽ giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, trong năm 2019, xuất khẩu rau quả có thể chinh phục thị trường này với giá trị 3 tỷ USD, thậm chí có thể hơn.

Tuy vậy, Hiệp hội Rau quả Việt Nam lại tỏ ra ít kỳ vọng vào việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong năm nay.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam  cho rằng, lâu nay nhiều người bán hàng kiểu "hàng chợ" với thương nhân Trung Quốc nên giờ lúng túng trước các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Chính vì lúng túng, chưa thực hiện được theo các quy định mới, nên kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong quý 1 giảm tới 17,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Cũng do chính sách siết nhập khẩu tiểu ngạch của Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, một số địa phương thu hoạch khoai lang, dứa... đã gặp cảnh dội chợ, giá rẻ vì thương lái Trung Quốc không mua. Gần đây nhất, dứa Lào Cai đã không bán sang Trung Quốc được vì mặt hàng này chưa có trong danh sách được nhập khẩu. Một số xe sầu riêng từ miền Tây chở sang biên giới phải quay đầu về bán nội địa vì lý do tương tự. Doanh nghiệp, nông dân Việt Nam không nên hy vọng có thể xuất khẩu qua đường tiểu ngạch như trước.

Dự báo tình hình tiêu thụ trái cây năm nay sẽ khó khăn do Việt Nam vẫn chưa mở thêm được mặt hàng nào mới sang Trung Quốc. Nếu trước đây, xuất khẩu tiểu ngạch thì mọi rau quả đều có thể đưa được sang Trung Quốc, nhưng năm nay sẽ chỉ có 8 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.  

"Phải mất 5-10 năm mới mở cửa được một loại trái cây tươi. Tình hình này, chúng tôi khuyến cáo nông dân không nên trồng quá nhiều mặt hàng như khoai lang, sầu riêng... để chờ thị trường Trung Quốc vì rất rủi ro. Nông dân chỉ nên trồng những mặt hàng đã xác định rõ đầu ra", ông Nguyên nói.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
7 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
9 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.