Kinh nghiệm 'bỏ túi' khi mua hàng qua mạngicon

Nhiều người nhận được sản phẩm thực không giống với quảng cáo, có sự chênh lệch giá lớn giữa các nhà bán lẻ, lừa đảo qua mạng… là những vấn đề thường gặp khi mua hàng trên mạng.

Nhiều người nhận được sản phẩm thực không giống với quảng cáo, có sự chênh lệch giá lớn giữa các nhà bán lẻ, lừa đảo qua mạng… là những vấn đề thường gặp khi mua hàng trên mạng.

Thông qua các vụ việc cụ thể mà Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công thương (Cục CT&BVNTD) tiếp nhận từ những người là nạn nhân của các "chiêu trò" mua bán hàng qua mạng, cơ quan này đưa ra hàng loạt những lưu ý nhằm giúp người tiêu dùng tránh những nguy cơ bị lừa đảo.

Những “mẹo” mà Cục CT&BVNTD đưa ra giúp người tiêu dùng biết được làm sao để có thể tránh việc mua hàng trên mạng không giống với quảng cáo, có sự chênh lệch giá lớn giữa các nhà bán lẻ, nhà bán lẻ có dấu hiệu lừa đảo, công dụng của sản phẩm không được tốt như những nhận xét (review) trên mạng, khó khăn trong việc thanh toán bằng phương thức điện tử…

Sử dụng các công cụ tìm kiếm

Kinh nghiệm 'bỏ túi' khi mua hàng qua mạng
Ảnh minh họa

Khi mua sản phẩm/dịch vụ qua mạng, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ đó. Do đặc tính của mua sắm trực tuyến là không gặp trực tiếp nhà bán hàng, người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu kỹ về nhà bán hàng.

Bên cạnh việc tham khảo người thân, bạn bè, người tiêu dùng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm về nhà bán hàng kèm từ khóa “nhận xét”, “chất lượng”, “có tốt không”, “lừa dối”/ “lừa đảo”… Khi xuất hiện những dòng nhận xét không tốt trong mục kết quả, người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ về quyết định mua hàng.

Kiểm tra, so sánh giữa các sàn thương mại điện tử, nhà phân phối trực tuyến

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử kết nối người mua hàng với rất nhiều nhà bán lẻ, cùng một sản phẩm nhưng đôi khi lại có sự chênh lệch lớn về giá bán. Một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch này là do cách hiển thị giá của nhà bán lẻ (cách tính giá).

Ví dụ: một số nhà bán lẻ chỉ thể hiện giá của sản phẩm, một số khác thể hiện giá đã bao gồm giá sản phẩm và các loại thuế, phí giao hàng,… Vì vậy, người tiêu dùng nên so sánh tổng giá trị giao dịch, bao gồm phí vận chuyển và giao hàng, các loại thuế, thay vì so sánh mỗi giá bán của sản phẩm đó. Việc này giúp cho người tiêu dùng có được giá chính xác của sản phẩm, từ đó giúp cho trải nghiệm mua sắm tốt hơn, thuận tiện hơn, hạn chế được tình trạng phản ánh/khiếu nại do hiểu sai về giá sản phẩm.

Xem xét các phiếu mua hàng giảm giá

Các sàn thương mại điện tử và trang web thương mại điện tử đã và đang thực hiện các chương trình thu hút người tiêu dùng bằng các mã giảm giá khi mua hàng. Mã giảm giá hiện nay rất phổ biến và thường xuyên được người tiêu dùng áp dụng ở bước thanh toán cho các giao dịch.

Để tìm kiếm mã giảm giá, người tiêu dùng có thể truy cập trang web của đơn vị bán hàng hoặc tìm kiếm trên các công cụ với cú pháp: Tên công ty “giảm giá", “voucher" hay “miễn phí giao hàng”. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên cẩn trọng với những trang web yêu cầu tải phần mềm hay yêu cầu điền các thông tin tài chính/thông tin cá nhân để nhận mã giảm giá, do hành vi này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng.

Đọc các nhận xét (review)

Trong những năm gần đây, khi nhận xét sản phẩm/dịch vụ (review) đã trở nên rất phổ biến, thì phần lớn người tiêu dùng có xu hướng tìm đọc nhận xét trên mạng trước khi quyết định có mua hàng hay không. Tuy nhiên, không phải tất cả nhận xét trên mạng đều dựa trên việc mua, sử dụng, và cảm nhận thật.

Bên cạnh các nhận xét thật của người tiêu dùng, có trường hợp nhận xét được chính công ty bán sản phẩm/dịch vụ đó xây dựng, hoặc của doanh nghiệp đối thủ xây dựng.

Để có hiểu biết đầy đủ và chính xác về sản phẩm/dịch vụ sắp mua, người tiêu dùng có thể tìm những trang web hay diễn đàn chuyên nhận xét, đánh giá về sản phẩm cụ thể để có thêm thông tin. Những trang web này không bán hàng mà chỉ đưa ra các đánh giá sâu hơn về từng loại sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên tham khảo thêm các nguồn thông tin khác như bạn bè, người thân,...

Thanh toán an toàn

Có nhiều phương thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng nên cân nhắc lựa chọn kênh thanh toán an toàn như thẻ tín dụng, ví điện tử hay thanh toán khi nhận hàng (Cash on Delivery - COD).

Kinh nghiệm 'bỏ túi' khi mua hàng qua mạng
Ảnh minh họa

Người tiêu dùng nên tránh phương thức thanh toán tiềm ẩn nhiều rủi ro như chuyển khoản trước – nhận hàng sau. Bên cạnh đó, một lưu ý nhỏ mà người tiêu dùng nên lưu ý khi mua sắm và thanh toán trực tuyến, đó là: Địa chỉ trang web phải bắt đầu bằng https (chữ “s" là viết tắt của “security”, dịch sang Tiếng Việt là an toàn).

Làm gì khi có vấn đề phát sinh trong quá trình mua sắm trực tuyến?

Trước khi mua hàng, người tiêu dùng nên cân nhắc về thương hiệu, uy tín của bên bán hàng; tìm hiểu thông tin liên lạc với người bán hàng trong trường hợp sản phẩm có vấn đề.

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến quyền lợi khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng tham khảo thực hiện các phương thức sau: Liên hệ với nhà bán hàng/sàn thương mại điện tử để giải quyết tranh chấp; trong trường hợp cần tư vấn hoặc phản ánh, khiếu nại, người tiêu dùng liên hệ tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng: 1800.6838 hay gửi đơn khiếu nại tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương.

(Theo Báo Phụ nữ)

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
7 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
8 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
9 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
9 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.