Kinh tế Ấn Độ có đủ sức chịu ‘cơn sóng thần’ Covid-19?

27/04/2021 15:13
Hoạt động kinh tế của Ấn Độ vẫn đang diễn biến tốt trước đợt bùng phát Covid-19. Ngân hàng trung ương Ấn Độ cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 gia tăng có thể khiến các hạn chế xã hội kéo dài, gây áp lực về lạm phát.

“Một điều đáng lưu ý là hoạt động kinh tế Ấn Độ vẫn trụ vững khá tốt trước sự tấn công dữ dội của Covid-19”, ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) cho biết.

“Ngoài những lĩnh vực có mức độ tiếp xúc cao như dịch vụ, các chỉ số về hoạt động kinh tế nhìn chung vẫn tốt trong tháng 3 và tăng trưởng vượt thời tiền đại dịch nhờ đà đi lên mạnh mẽ, không phải chỉ đơn thuần nhờ số liệu thống kê”.

Ấn Độ ngày 26/4 ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 cao kỷ lục ngày thứ 5 liên tiếp với 353.991 trường hợp. Quốc gia này vẫn phong tỏa một số bang để kiểm soát đại dịch nhưng những quy định thắt chặt hơn có thể làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, gia tăng lo ngại về lạm phát như hồi năm 2020.

Kinh tế Ấn Độ có đủ sức chịu ‘cơn sóng thần’ Covid-19? - Ảnh 1.

Các cửa hàng đóng cửa ở New Delhi hôm 23/4. Ảnh: Bloomberg.

RBI vẫn hy vọng kinh tế Ấn Độ tiếp tục phục hồi dựa trên những số liệu về lợi nhuận doanh nghiệp, công suất sản xuất và mức tiêu thụ điện tăng dần.

“Hy vọng những diễn biến tích cực hàng tháng sẽ củng cố lẫn nhau, mở rộng thành đà phục hồi trong dài hạn không phải là vô lý”, RBI nhận định. Giới lập chính sách hiểu ảnh hưởng tiêu cực nếu thu hồi các chính sách hỗ trợ quá sớm và lạm phát ít nhạy cảm với áp lực từ lực cầu hơn so với lo ngại trước đây.

RBI trấn an thị trường trái phiếu rằng họ sẽ thúc đẩy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và giúp triển khai suôn sẻ chương trình vay nợ 12.060 tỷ rupee (161,15 tỷ USD) của chính phủ Ấn Độ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Ấn Độ vẫn giữ trên 6% và chủ yếu biến động trong khoảng 6 – 6,25% trong hai tháng qua.

Hiểm cảnh tiềm ẩn

Chỉ hai tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ năm nay lên 12,5% - cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Với tình hình dịch bệnh hiện tại, con số trên ngày càng khó thành hiện thực.

Tại New Delhi, các tuyến phố gần như không bóng người, các khu chợ vắng tanh, các cửa hàng đóng cửa theo yêu cầu từ nhà chức trách địa phương để ứng phó Covid-19. Quang cảnh tương tự cũng xuất hiện ở Mumbai, thủ phủ tài chính đóng góp tới 6% GDP Ấn Độ.

Lúc này, Thủ tướng Narendra Modi vẫn muốn tránh áp lệnh phong tỏa trên quy mô toàn quốc và khuyến khích các bang mở cửa kinh tế. Và chính bởi lý do đó, các nhà kinh tế mới chỉ hoài nghi con số dự báo họ đưa ra, chưa đồng loạt hạ.

“Làn sóng Covid-19 thứ hai có thể trì hoãn đà phục hồi nhưng theo quan điểm của Fitch, không đến mức làm chệch hướng”, hãng xếp hạng tín nhiệm cho biết hôm 22/4. Fitch giữ dự báo tăng trưởng GDP Ấn Độ là 12,8% trong 12 tháng tính đến tháng 3/2022.

RBI trong tháng 4 cũng giữ nguyên ước tính tăng trưởng 10,5% cho năm tài khóa hiện tại. Tuy nhiên, thống đốc RBI Shaktikanta Das nói số ca nhiễm Covid-19 gia tăng sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn và ngăn cản hơn nữa quá trình bình thường hóa hoạt động kinh tế.

Số liệu về tần suất cho thấy hoạt động bán lẻ suy giảm sâu trong tuần kết thúc ngày 18/4 so với mức trước đại dịch hồi tháng 1/2020, theo Abhishek Gupta của Bloomberg Economics. Đó là rủi ro đáng kể với một nền kinh tế có tiêu dùng đóng góp khoảng 60% GDP.

“Các biện pháp kiểm soát mang tính địa phương sẽ là lực cản tăng trưởng”, theo Teresa John, nhà phân tích tại Nirmal Bang Equities Pvt., Mumbai, Ấn Độ. Lý do là 10 bang chiếm 80% số ca Covid-19 tại Ấn Độ đóng góp gần 65% GDP quốc gia. Dù vậy, John vẫn giữ nguyên ước tính tăng trưởng 7% cho năm tài khóa hiện tại.

Giới kinh tế gia không muốn điều chỉnh dự báo bởi họ kỳ vọng cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ấn Độ sớm kết thúc. Ngoài ra, chiến dịch tiêm chủng đã được thực hiện với trên 100 triệu người tại quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này, giới lập chính sách cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ về chính sách tài khóa và tiền tệ.

“Trong khi số ca nhiễm mới tăng nhanh, làn sóng này dường như không kéo dài”, Upasna Bhardwaj của Kotak Mahindra Bank nhận định. Bà thuộc số ít người chọn hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ - giảm 50 điểm cơ bản xuống còn 10% trong năm tài khóa hiện tại.

“Dù sao đi nữa, bất ổn vẫn tồn tại”. bà nói.

Với hơn 17 triệu ca nhiễm Covid-19, Ấn Đô chỉ xếp sau Mỹ về tổng số trường hợp mắc bệnh trên thế giới. Virus Tracker của Bloomberg cho thấy cứ 100 người dân Ấn Độ, chỉ 11 người được tiêm vaccine.

Làn sóng đại dịch lần này không chỉ khiến hệ thống bệnh viện và tang lễ của Ấn Độ quá tải mà còn ảnh hương đến niềm tin tiêu dùng tại nền kinh tế mới chỉ bắt đầu phục hồi sau đợt suy thoái chưa từng có năm 2020.

Những lo ngại trên khiến thị trường chứng khoán Ấn Độ vào nhóm diễn biến tệ nhất tháng 4.

Kinh tế Ấn Độ có đủ sức chịu ‘cơn sóng thần’ Covid-19? - Ảnh 2.

Diễn biến chỉ số NSE Nifty 50 của thị trường chứng khoán Ấn Độ so với chỉ số MSCI. Mọi quốc gia Thế giới (MSCI ACWI) và số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ.

Dù sẵn sàng can thiệp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, những lựa chọn của giới lập chính sách không còn nhiều trong bối cảnh chính phủ Ấn Độ đã đi vay kỷ lục 12.100 tỷ rupee (162 tỷ USD). Trong khi đó, RBI đã hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục hồi năm ngoái và đang dựa vào công cụ phi chính thống như chương trình mua lại trái phiếu chính phủ (GSAP) để kiểm soát chi phí đi vay.

Nguồn cung trái phiếu có thể tăng nếu New Delhi huy động thêm nguồn lực đối phó làn sóng Covid-19. Lực cầu tại các phiên đấu giá vẫn yếu và thị trường trông chờ vào RBI để giảm áp lực dư cung.

“Với tình trạng trên, chúng tôi nghĩ lợi suất trái phiếu chính phủ Ấn Độ sẽ khó hạ nhiệt, bất chấp nỗ lực từ RBI”, B. Prasanna, trưởng bộ phận thị trường toàn cầu, giao dịch, bán hàng và nghiên cứu tại ICICI Bank, nói.

“Áp lực từ số ca nhiễm tăng ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế - có thể giảm 1 điểm phần trăm. Đây vẫn là câu chuyện chưa kết thúc”, Shubhada Rao, nhà sáng lập QuantEco Research, Mumbai, kết luận.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
11 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
10 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
10 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
9 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
8 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.