Kinh tế Mỹ đang tổn thương thế nào vì biến chủng Delta

29/08/2021 11:22
Biến chủng Delta có gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế Mỹ? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào đối tượng được hỏi là ai.

Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng trong vài tuần qua cho biết khách hàng của họ không còn “mở rộng hầu bao” như trước nữa. Mức độ tự tin của người tiêu dùng sụt giảm thảm hại, và hệ quả là doanh số bán lẻ giảm theo. 

Tăng trưởng việc làm vẫn tương đối tích cực. Lạm phát tăng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tương đối khả quan hồi đầu năm nay. Kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy những tín hiệu trái chiều. Trong khi biến chủng Delta là yếu tố chính được nhắc đến trong các dữ liệu kinh tế và có tác động không nhỏ tới tâm lý mua sắm của người dân, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng tương lai. 

Các dữ liệu kinh tế là một “con quái vật kỳ lạ”. Một mặt, đó là nguồn thông tin giúp hiểu điều gì đang xảy ra. Nhưng tháng này qua tháng khác, những thống kê trên có thể bị “bóp méo” bởi những yếu tố mới xuất hiện. Điều đó khiến cho chúng ta khó có thể nắm bắt được những xu hướng trên thị trường. 

Vẫn còn quá sớm để nói biến chủng Delta đang làm chậm lại đà phục hồi của nền kinh tế, tới một mức độ gây lo ngại. Tỷ lệ lây nhiễm được cập nhật theo thời gian thực, nhưng những dữ liệu kinh tế thường chỉ phản ánh những gì xảy ra trong quá khứ. Trong khi đó, các công ty lại luôn muốn hướng về phía trước, cố gắng nhận định về cách mà người tiêu dùng phản ứng với những yếu tố tác động bên ngoài trong tương lai. Có thể nói, mọi thứ vẫn tương đối mập mờ.

Dù theo cách nào, điều được rút ra là: đại dịch vẫn chưa chấm dứt. Điều đó có nghĩa các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục thay đổi, khiến các doanh nghiệp, người tiêu dùng và triển vọng phục hồi của nền kinh tế như ngồi trên một mớ bòng bong.

Kinh tế Mỹ đang tổn thương thế nào vì biến chủng Delta - Ảnh 1.

Biến chủng Delta đang tạo ra những lo ngại nhất định cho kinh tế Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Các con số nói lên điều gì?

Đầu tiên, hãy cùng đối diện với những mặt tiêu cực trước. Một vài dữ liệu kinh tế gần đây đang cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa. Dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng trong đầu tháng 8 đã giảm xuống ngưỡng thấp hơn so với trước đại dịch, thấp nhất kể từ tháng 12/2011.

Mọi người nhận định rằng biến chủng Delta đang ảnh hưởng tới đà phục hồi của nền kinh tế, cũng như cuộc sống thường nhật của họ. Sau một mùa hè đẩy mạnh tiêm chủng vaccine, người dân bắt đầu nhận ra rằng đại dịch không thể nào chấm dứt.

Doanh số bán lẻ đã giảm mạnh hơn so với dự báo trong tháng 7.

Hôm 23/8, dữ liệu từ IHS Markit cho thấy tốc độ tăng trưởng lĩnh vực tư nhân tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 8, do sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và khả năng sản xuất hạn chế tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, bên cạnh đó là biến chủng Delta. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), chuyên đo lường sản lượng sản xuất và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, xuống thấp nhất trong 8 tháng.

Nhưng đây là những thông tin tích cực. Các chuyên gia kinh tế tỏ ra tương đối tự tin rằng số lượng ca nhiễm tăng cao sẽ không dẫn đến các lệnh phong tỏa như năm 2020, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại, khi phần lớn người dân đã được tiêm phòng vaccine Covid-19.

Chỉ số Back-to-Normal, được xây dựng bởi CNN Business và Moody’s Analytics, duy trì ở ngưỡng 92% trong vài tuần gần đây, nhưng một số bang thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn so với trước đại dịch. Lạm phát đã bắt đầu được cảm thấy. Mức giá tăng lên là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế bắt đầu hồi phục, nhưng trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định.

Thị trường việc làm đang bùng nổ, với hơn 900.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 6 và tháng 7. Trong tháng 8, các nhà kinh tế học dự báo có thêm khoảng 725.000 việc làm mới, theo Refinitiv. Báo cáo việc làm tháng 8 sẽ được công bố vào ngày 3/9.

Biến chủng Delta thực sự là vấn đề mới đối với sự phục hồi thị trường việc làm, vốn không mấy ổn định tính tới thời điểm hiện tại”, theo Nela Richardson, nhà kinh tế học trưởng tại ADP.

Với việc các doanh nghiệp vẫn mong muốn tuyển dụng thêm nhân sự để đón đầu đà mở cửa của nền kinh tế, trong khi đó, nhiều người lao động vẫn muốn né tránh các rủi ro về sức khoẻ, sự mâu thuẫn này sẽ vẫn tiếp diễn khi mà dịch bệnh có thêm những diễn biến mới.

Mỗi lần dịch bệnh bùng phát về sau sẽ có ít tác động hơn lên nền kinh tế, theo Jack Janasiewicz, nhà hoạch định chiến lược danh mục đầu tư tại Nataxis Investment Manager. Chính phủ cũng như chính quyền các bang sẽ thận trọng hơn trong việc đưa ra các quy định phong tỏa, thay vào đó, họ lại đẩy mạnh công tác tiêm chủng và yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang ngay cả khi không ở ngoài trời.

"Sẽ mất 2 tháng nữa chúng ta mới có dữ liệu về GDP quý III. Cho tới lúc đó, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận về những tác động của biến chủng Delta lên đà phục hồi kinh tế".

Tâm tư của doanh nghiệp

Phản ứng của các doanh nghiệp đối với biến thể Delta không giống nhau.

Các công ty du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí như Southwest Airlines, Airbnb and Disney cho biết hồi tuần trước rằng số lượng các ca nhiễm tăng lên đang gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ. TJX, chủ sở hữu của các thương hiệu TJX, Marshalls và HomeGoods, cho biết doanh thu của họ trong tuần trước đã sụt giảm, nguyên nhân cũng bắt nguồn từ chủng virus mới.

“Nếu như lo lắng về biến thể Delta, điều đầu tiên bạn làm đó là ngừng lên các chuyến bay, hoặc đi tới các nhà hàng”, Michael Baker, một nhà phân tích bán lẻ tại D.A Davidson, chia sẻ.

Đó là lý do tại sao ngành du lịch và nghỉ dưỡng, một lần nữa, bị ảnh hưởng nặng hơn bởi dịch bệnh so với các ngành nghề khác. Nhưng các nhà bán lẻ lớn, vốn phải đối diện với sự sụt giảm doanh thu trong tuần trước, vẫn tỏ ra khá lạc quan về tình hình kinh doanh từ giờ tới cuối năm.

Walmart và Target cho biết người tiêu dùng đang trở lại các cửa hàng đông hơn trong một vài tháng trở lại đây để mua sắm đồ dùng cho năm học mới, quần áo, thực phẩm và nhiều vật dụng thiết yếu khác.

Khách hàng “đang ngày một đông quay trở lại các cửa hàng để mua sắm sau một năm phong tỏa kéo dài”, CEO của Target Brian Cornell chia sẻ hồi tuần trước. “Chúng ta nhìn thấy một sự phục hồi tích cực những ngày này khi dòng người đi tới các cửa hàng của công ty là tương đối ổn định trong suốt thời gian qua”, ông bổ sung.

Hiện tại, biến chủng Delta chưa thể thay đổi được hành vi của người tiêu dùng, nhưng công ty sẽ thận trọng trong việc đối phó với những tác động từ dịch bệnh, theo các lãnh đạo công ty.

Macy’s và Kohl’s cũng cho biết họ đang hưởng lợi từ việc khách hàng mua sắm nhiều hơn sau nhiều tháng trời phải làm việc tại nhà. Nhưng các lãnh đạo của Kohl’s cho biết những tác động của biến chủng Delta là không thể dự báo trước.

“Nửa cuối năm nay vẫn mang trong mình một sự bất ổn tương đối cao vì biến chủng Delta”, theo Jill Timm, CEO của công ty. “Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh lên sự tự tin của người tiêu dùng là điều chưa thể nói trước”.

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
2 giờ trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
2 giờ trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
52 phút trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
10 phút trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
7 phút trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
18 giờ trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
2 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.
Sẽ giảm mạnh thuế nhập khẩu ô tô
3 ngày trước
Hàng loạt mẫu ô tô nhập khẩu dự kiến sẽ giảm giá đáng kể sau khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi giảm mạnh đến 50%