Kinh tế quý III tăng trưởng 2,62%, thấp nhất thập kỷ nhưng top đầu thế giới

29/09/2020 10:22
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2020 ước tính tăng 2,12% so với cùng kỳ năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý II/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%. V

ề sử dụng GDP quý III năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,79%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,88%.

GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020. 

Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có thể nói là vẫn khả quan so với mặt bằng chung các quốc gia trên thế giới. 

"Nhờ thành côngtrong việc ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nền kinh tế Việt Nam không chỉ duy trì tăng trưởng GDP dương mà còn tăng trưởng cao hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á lớn nào khác" - Nikkei Asian Review nhận định ngày 29/9, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng âm nghiêm trọng trong các tháng gần đây.

Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm 32,9% trong quý II/2020, ghi dấu quý tăng trưởng tồi tệ nhất tính từ năm 1947. Cơ quan Thống kê Italy (ISTAT) cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 2 năm 2020 giảm 12,8% và đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1995. Theo số liệu chính thức của Cơ quan Thống kê Liên bang Đức, một tháng sau khi ghi nhận lạm phát âm lần đầu tiên kể từ năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng của nước này đã tăng lên mức 0% trong tháng 8/2020.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu "vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội". 

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi. 

Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 1,65%, chỉ cao hơn mức tăng 0,02% và 0,91% của 9 tháng năm 2016 và năm 2019 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,19 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,02% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,44%, cao hơn mức tăng 2,11% và 1,81% của 9 tháng năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,08 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 9 tháng năm 2020 tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2020,  đóng góp 1,02 điểm phần trăm. 

Ngành khai khoáng giảm 5,35%, làm giảm 0,32 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 14,1% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%. Ngành xây dựng tăng 5,02%, cao hơn mức giảm 0,01% và tăng 2,78% của 9 tháng năm 2011 và năm 2012 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,33 điểm phần trăm.

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 9 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020. 

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03%, làm giảm 0,76 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,06% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,21%; 33,97%; 42,75%; 10,07%).

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,86% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 3,39%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0,9%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 1,25%.

Tin mới

Báo động đỏ: Hơn 1 tỷ điện thoại Android và iPhone đối diện nguy cơ tấn công mạng nghiêm trọng
44 phút trước
Theo báo cáo mới nhất của công ty an ninh mạng Lookout, hơn 1 tỉ điện thoại Android và iPhone đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công mạng bởi một lý do.
Xe máy Honda giá rẻ ngang ngửa Wave Alpha có gì hot?
10 phút trước
Với mức giá chưa đến 20 triệu đồng, đây mẫu xe số bình dân nhưng có thiết kế trẻ trung, động cơ ổn định và giá bán quá hấp dẫn.
Vụ gần 600 loại sữa giả: Nói thẳng về 'kẽ hở' giúp doanh nghiệp gian dối
50 phút trước
Có một nghịch lý vì sao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội đã 2 lần kiểm tra nơi sản xuất của gần 600 loại sữa giả nhưng lại không phát hiện vi phạm? Lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội khẳng định trong suốt 4 năm qua không kiểm tra các loại sữa giả này vì không phải thuộc diện quản lý. Vậy kẽ hở nào giúp doanh nghiệp làm ăn gian dối?
Miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu trên TMĐT: Thị trường nội có đáng lo?
57 phút trước
Nhiều doanh nghiệp nội đang khó khăn chồng chất khó khăn lại chịu thêm áp lực trước đề xuất tiếp tục miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng trên sàn TMĐT.
MG RX5 giảm giá 179 triệu đồng: Xe hạng C giá chỉ ngang Seltos, Yaris Cross nhưng người dùng phải đánh đổi một thứ
12 phút trước
Mẫu xe MG RX5 bản Luxury đang được một đại lý tại Hà Nội giảm giá 179 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
2 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
23 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".