Kinh tế số: Không để chính sách "đuổi" doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam

07/09/2018 20:56
"Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0" bởi các chỉ số liên quan đến đổi mới và sáng tạo còn ở mức thấp...

Việt Nam có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế số, tận dụng cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhưng môi trường kinh tế số của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.

"Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0", đó là nhận định được TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra ngay trước thềm diễn ra Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ASEAN về Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Hà Nội vào ngày 11-13/9.

Lý do, theo ông Cung, là bởi các chỉ số liên quan đến đổi mới và sáng tạo ở Việt Nam còn ở mức thấp. Dẫn báo cáo được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố gần đây nhất, ông Cung cho rằng, Việt Nam thuộc vào nhóm các quốc gia "trứng nước" về công nghệ và đổi mới.

Cụ thể, Việt Nam xếp hạng 70 về nguồn nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học lần lượt xếp hạng 81 và 75. Chỉ số công nghệ và đổi mới sáng tạo xếp hạng 90 trong đó đứng thứ 92 về nền tảng công nghệ và thứ 77 về năng lực sáng tạo.

Trong số những nước ở khu vực Đông Nam Á được báo cáo của WEF đánh giá, Việt Nam đứng sau Singapore và Malaysia (hai nước thuộc nhóm 25 nước "dẫn đầu"), Thái Lan và Philippines (hai nước thuộc nhóm 10 nước "có kế thừa"). Việt Nam cũng đứng sau Indonesia và chỉ trên Campuchia, là hai nước cùng nhóm 58 nước "trứng nước" với Việt Nam. Đông Nam Á không có nước nào thuộc nhóm 7 nước "tiềm năng cao".

Nhưng theo ông Cung, vấn đề đáng quan ngại đối với Việt Nam hiện nay chính là môi trường kinh doanh cho sự phát triển của ngành kinh tế số đang có nhiều vấn đề. Chỉ số đánh giá sự nghiêm ngặt của các quy định pháp luật liên quan tới kinh tế số của Việt Nam được xếp ở mức 0,45 điểm, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của các nước được WEF đánh giá, tương đương với vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng của WEF. "Điều này cho thấy chính sách pháp luật của chúng ta đang có nhiều quy định bất cập, gây trở ngại cho hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ liên quan tới công nghệ", ông Cung nhận định.

Dẫn câu chuyện tranh cãi gần đây giữa hình thức gọi xe Grab, Uber... với hình thức taxi truyền thống hay hàng loạt doanh nghiệp startups phải sang Singapore để đăng ký kinh doanh... ông Cung cho rằng sẽ không có môi trường thuận lợi cho tài năng số, lực lượng lao động có kỹ năng về kinh tế số có môi trường để hiện thực nó nếu chúng ta không có những thay đổi về tư duy quản lý kinh tế theo hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

"Đó là cái mà chúng ta cần suy nghĩ, những thứ mà chúng ta đang làm hiện nay hoàn toàn không phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên kinh tế số", TS. Cung nói.

Trong khi Việt Nam đang có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh số nhưng vẫn được xếp vào nhóm "trứng nước" thì có tới 25 nước thuộc nhóm dẫn đầu được hưởng lợi từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha). Nhóm này hiện chiếm hơn 75% giá trị sản xuất toàn cầu và tiếp tục có khả năng tăng trưởng thị phần trong tương lai.

Vì vậy, vị chuyên gia đến từ CIEM cảnh báo Việt Nam cần phải nhanh chóng "cùng tư duy, cùng suy nghĩ, thúc đẩy cho quá trình cải cách nhất là khi trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay 5.0 mà kỷ nguyên kinh tế số ở Việt Nam vẫn chỉ là trên giấy tờ, trên hội nghị".

Theo đó, ông Cung cho rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần suy nghĩ hành động hơn là các tuyên bố khẩu hiệu và cũng phải bắt đầu bằng tư duy, thể chế, hạ tầng và các kế hoạch hành động cụ thể. "Những quy định sắp tới ban hành, nếu chúng ta không thay đổi, vẫn theo lối đưa ra các điều kiện kinh doanh can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp; thêm các giấy phép con, cháu, chúng ta sẽ tiến nhanh hơn quá trình đuổi doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam sớm hơn", ông Cung nói và thêm rằng "Hay chúng ta kêu gọi nhân tài Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp xây dựng kinh tế trong nước. Nhưng trước hết chúng ta hãy phát huy hết trí tuệ người trong nước vì chừng nào thể chế kinh tế còn bất cập, môi trường kinh doanh còn chưa minh bạch, người Việt còn phải ra Singapore để thành lập doanh nghiệp thì người ở Việt Nam vẫn sẽ ra đi và người Việt Nam ở nước ngoài cũng khó trở về".

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) từ ngày 11-13/9/2018 tại Hà Nội là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn được tổ chức ở Việt Nam trong năm 2018 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và gần 1.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu ASEAN.

Với chủ đề "ASEAN 4.0: tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0", Diễn đàn là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá đúng tầm vóc và tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với các nước ASEAN và khu vực, đặc biệt là tác động đến doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, chia sẻ các ý tưởng, tầm nhìn, các hướng đi và chính sách phù hợp để khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân...

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
6 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.435.840.266 VNĐ / tấn

347.55 BRL / kg

0.14 %

+ 0.50

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

4.576.740 VNĐ / tấn

81.68 USD / lbs

1.08 %

+ 0.88

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
7 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Sản xuất nước yến giả hàng loạt, thích tem nhãn mác gì dán vào sau
9 giờ trước
Tổng cục Quản lý thị trường đang mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả", trong đó có phân biệt nước yến thật - giả
Quang Linh Vlogs xin lỗi vì livestream bán phải hàng kém chất lượng
11 giờ trước
Sau khi bị tố bán hàng kém chất lượng, Quang Linh Vlogs đã lên tiếng phản hồi trên trang cá nhân của mình
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
1 ngày trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.