Báo cáo chính thức được chính phủ nước này công bố hôm nay (14/6) cho thấy sản lượng công nghiệp tăng 5% so với 1 năm trước, trong khi đầu tư tài sản cố định tăng 5,6% trong 5 tháng đầu năm. Cả hai đều thấp hơn tháng 4 và ở dưới mức dự báo,
Đầu tư tài sản cố định của cả khu vực nhà nước và tư nhân đều chậm lại, và đầu tư trong 8 lĩnh vực bị sụt giảm. Đầu tư bất động sản dù chậm lại nhưng vẫn tăng trưởng 11,2% trong 5 tháng đầu năm và trở thành trụ cột kéo nền kinh tế đi lên.
Doanh số bán lẻ là điểm sáng duy nhất, tăng trưởng 8,6% so với tháng 5 năm ngoái, một phần là bởi kỳ nghỉ May Day kéo dài hơn mọi năm khuyến khích người dân đi du lịch và mua sắm.
Giới chức Trung Quốc mới đây đã nhiều lần nhắc lại rằng kinh tế nước này đủ mạnh để vượt qua chiến tranh thương mại và mới đây Thống đốc NHTW Trung Quốc PBOC cho biết ông có dư địa "khổng lồ" để điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu như xung đột thương mại trở nên sâu sắc hơn. Những số liệu tiêu cực kể trên có thể hối thúc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tận dụng dư địa này.
"Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng để đối phó với tình trạng hiện nay. Có thể Bắc Kinh sẽ một lần nữa cho phép các chính quyền địa phương tự do hơn nữa trong việc loại bỏ một số giới hạn trên thị trường bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó nhân dân tệ có thể giảm sâu hơn nữa nếu Mỹ quyết định áp thuế bổ sung 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc và NHTW nước này đã triển khai nhiều biện pháp để tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế và tăng tiêu dùng, cho đến nay họ vẫn tránh sử dụng chương trình kích cầu khổng lồ giống như trong các đợt kinh tế suy giảm trước đây.