Kinh tế tư nhân hậu Covid-19: Tận dụng “cơ hội vàng” để bứt phá

17/05/2020 09:30
Nền kinh tế đã chống chịu tốt trong đại dịch nhưng cần có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ DN chớp lấy thời cơ “vàng” để bứt phá tăng trưởng.

Tại Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Giờ là lúc lò xo bị nén lại sẵn sàng để bung ra. Cần tập trung hơn nữa khởi động nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2020 trên 5%, không thấp như IMF dự báo là 2,7%. Các bộ ngành phải xắn tay áo, địa phương phải tháo gỡ cho doanh nghiệp”. Đồng thời, Thủ tướng xác định 5 mũi giáp công để tái khởi động nền kinh tế trong lúc này, trong đó, tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước, nhất là đầu tư tư nhân là 1 trong 5 “mũi giáp công” quan trọng để phục hồi nền kinh tế.

Hậu Covid-19: “Cơ hội vàng” cho doanh nghiệp

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có khoảng 86% doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Các DN có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 càng cao. Trong đó, một số ngành công nghiệp trọng điểm đang phải đối mặt với những khó khăn, nên doanh thu quý I của các DN giảm mạnh xuống còn gần 70% cùng kỳ năm 2019.

Kinh tế tư nhân hậu Covid-19: Tận dụng “cơ hội vàng” để bứt phá - Ảnh 1.

Khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: KT)


Thực tế cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các DN Việt Nam vẫn kiên cường chống trọi. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sau quyết định dỡ bỏ về cơ bản các biện pháp cách ly, mở cửa lại thị trường trong nước, tình hình các DN và nền kinh tế đang chuyển biến rất nhanh theo chiều hướng tích cực.

Khảo sát của VCCI về thực trạng của cộng đồng DN cho thấy, tính đến đầu tháng 5, có tới 55% DN cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý III, 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, chỉ 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Xu hướng này là đáng khích lệ và tốt hơn rất nhiều so với thực trạng DN mà VCCI công bố 1 tháng trước đây.

“Qua dịch Covid-19, một lần nữa sức sống, kiên cường, khả năng chống chịu của các DN Việt Nam trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng lại bừng dậy", ông Vũ Tiến Lộc nhận định.

Chủ tịch VCCI cho rằng, sau đại dịch Covid-19, thế giới sẽ có sự thay đổi lớn về cách vận hành để phù hợp với tình hình hiện tại. Trong đó, chắc chắn sẽ diễn ra làn sóng chuyển dịch đầu tư mà tín hiệu cho thấy Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, cơ hội đến sẽ nhanh chóng mất đi nếu bản thân DN Việt Nam không tự vận động, thay đổi và cải thiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Về các giải pháp căn cơ và dài hạn hơn trong thời gian tới, cần phải nhận thức và đón bắt được cơ hội từ làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại hiện đang nhắm chọn Việt Nam là điểm đến an toàn.

Kinh tế tư nhân hậu Covid-19: Tận dụng “cơ hội vàng” để bứt phá - Ảnh 2.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


Để nắm bắt được cơ hội này, Chủ tịch VCCI cho rằng, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam lọt vào nhóm 3 – nhóm 4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh trong ASEAN. Sự minh bạch hóa, đơn giản hóa để rút ngắn tối đa thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính mới là giải pháp cứu cánh bền vững cho DN.

“Chính phủ cần kiên định thực hiện mục tiêu này và coi đó là thước đo đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương... để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có đủ sức trở thành đối tác có tiềm năng của các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây cũng chính là yếu tố quyết định thành bại của nền kinh tế Việt Nam”, ông Lộc nhấn mạnh.

Huy động nguồn lực hàng triệu tỷ đồng để phục hồi kinh tế

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), để hỗ trợ DN trước những khó khăn của dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như giãn nộp thuế, giảm phí, giảm giá điện, có gói an sinh xã hội, miễn đóng bảo hiểm tử tuất… Tuy nhiên, những gói hỗ trợ này chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước. Chủ tịch VINASME cho rằng, còn nhiều nguồn lực trong xã hội cần huy động để phục hồi kinh tế, đó là sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp với nhau hay nguồn lực nhàn rỗi trong dân... Cụ thể: một nhóm DN có thể hỗ trợ nhau về tài chính, nguồn nguyên liệu, vật liệu, thậm chí là trao đổi chính sản phẩm hàng hóa mà các DN sản xuất ra. Hoặc, một DN có một khoản tiền dư có thể cho một DN khác vay, DN đi vay không cần phải đáp ứng các điều kiện khắt khe như vay ngân hàng mà vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn, DN cho vay có thể sẽ nhận được những quyền lợi khác, hấp dẫn hơn so với mang tiền đi gửi ngân hàng…

“Đây là nguồn cực lớn có thể huy động đến hàng triệu tỷ đồng, nó không chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh dịch Covid-19 mà cả về sau nữa. Bên cạnh đó, cần tận dụng và khai thác thị trường nội địa gần 100 triệu dân, trên tinh thần “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ông Thân nêu ý kiến.

Tạo cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng DN đã và đang nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Kết quả một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, DN Việt Nam đã rất chủ động có giải pháp tự cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh, ví dụ như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh…

“Điều đáng mừng là trong giai đoạn rất khó khăn vừa qua, cộng đồng DN đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ các DN khác cùng nhau ứng phó, vượt qua thách thức; nhiều DN đã chung vai chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19”. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia kinh tế có uy tín trong và ngoài nước đã nhận định, đây là thời cơ quý báu, không dễ gì có được khi Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để tạo nên cú hích lớn cho sự phát triển thần kỳ. Chính vì vậy, ngay lúc này chúng ta cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ DN chớp lấy thời cơ “vàng”, nhằm phục hồi và phát triển bứt phá, kích thích tăng trưởng./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
53 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
37 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
45 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.