Kinh tế ven biển: Hết thời 'hút' đầu tư?

17/06/2019 07:23
Nhằm tạo động lực, tiền đề thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư, các khu kinh tế (KKT) ven biển được thành lập. Tuy nhiên, nhiều bất cập của KKT đang dần lộ diện, thậm chí đã hết thời hút nhà đầu tư.

Hiệu quả thấp

Kể từ khi thành lập đến nay, 13 khu kinh tế (KKT) ven biển trên cả nước (gồm Đình Vũ - Cát Hải, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Đồn, Định An, Chân Mây - Lăng Cô, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An, Dung Quất...) hầu hết chưa đạt mục tiêu đặt ra trong đề án thành lập. Theo số liệu mới nhất của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), đến hết năm 2017, một số chỉ tiêu hoạt động của KKT ven biển rất thấp. Nộp ngân sách nhà nước đạt 1,98 tỷ USD, đạt 24,7% đề án. KKT ven biển giải quyết việc làm phi nông nghiệp cho gần 173.000 lao động, đạt 22%; kim ngạch xuất khẩu đạt 72% của đề án.

KKT ven biển khó thu hút đầu tư. KKT Năm Căn (Cà Mau), chỉ thu hút đầu tư được 405 tỷ đồng, so với mục tiêu trong đề án thành lập chỉ bằng 0,2%. Thu ngân  sách từ năm 2015 - 2017 đạt 1,032 tỷ đồng, bằng 0,05% so với đề án thành lập.“Từ năm 2013 - 2017, KKT Năm Căn chỉ thu hút được 237 lao động, bằng 1,18% so với đề án thành lập. Kể từ khi thành lập đến năm 2017, KKT chưa có hàng hoá xuất khẩu”, KTNN cho biết.

Theo đại diện Bộ KH&ĐT, hoạt động của KKT ven biển chưa hiệu quả một phần do quy hoạch mang tính cục bộ. Một số dự án không còn phù hợp quy hoạch, nhiều dự án chậm tiến độ, do đó tỉ lệ lấp đầy của các KKT thấp. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, chưa huy động được nhiều từ các nguồn lực xã hội.

Ưu đãi chưa hấp dẫn

Sự èo uột của các KKT ven biển được cho là do chính sách ưu đãi đầu tư cho các KKTchưa hấp dẫn. Dù được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tín dụng đầu tư nhưng đều nằm trong khung pháp luật chung cho phép đối với các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài KKT, chưa phù hợp đặc thù của từng địa phương.

Theo ông Trần Vĩnh Hoàn, Phó Trưởng Ban quản lý KKT Hải Phòng, nguyên nhân của việc khó thu hút đầu tư là ưu đãi của KKT hiện không còn hấp dẫn. Ông Hoàn lấy ví dụ, trước đây, DN trong KKT được giảm thuế thu nhập cá nhân nhưng đến nay không còn áp dụng.

“Người lao động của DN trong KKT thường có mức lương cao, nhất là DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trước đây, họ được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân nhưng đến nay chính sách này không còn. Điều này khiến DN FDI kiến nghị rất nhiều và gián tiếp khiến DN ít mặn mà khi lựa chọn đầu tư vào KKT”, ông Hoàn cho biết.

Ngoài ra, các quy định, thủ tục với nhà đầu tư vào KKT chưa ưu đãi so với DN đầu tư bên ngoài. Như thời gian lựa chọn nhà đầu tư, trình tự kéo dài, nhiều bước lên tới 588 ngày, gây tốn kém, mất chi phí, cơ hội của nhà đầu tư. Thủ tục đầu tư tại KKT dù tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận theo hướng một cửa nhưng chưa có sự đột phá.

Ban quản lý KKT là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước tại KKT nhưng thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ chuyên ngành về xây dựng, môi trường, đất đai... trong KKT của ban quản lý chưa rõ ràng.

“Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong KKT, ban quản lý không thể tự tiến hành thanh tra, xử phạt mà chỉ phối hợp với bộ phận thanh tra chuyên ngành triển khai. Do đó, các vi phạm không được xử lý kịp thời”, Bộ KH&ĐT nêu ra vướng mắc.

Ông Hoàn lấy dẫn chứng về trường hợp tại KKT Đình Vũ - Cát Hải, 2 doanh nghiệp Minh Phương và Trường Xuân thỏa thuận về vị trí để bãi gỗ ở khu vực cây xanh. Theo quy định, doanh nghiệp sai nhưng ban quản lý không có chức năng thanh tra, xử phạt mà chỉ gửi kiến nghị đến DN và cơ quan liên quan phối hợp xử lý.

Để giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho KKT ven biển phát triển, tại báo cáo kiểm toán chuyên đề đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi đầu tư KKT ven biển, KTNN đề nghị: Bộ KH&ĐT nghiên cứu, đánh giá mô hình KKT ven biển để báo cáo Thủ tướng, nhằm đưa ra giải pháp đạt mục tiêu hoặc điều chỉnh mục tiêu đề án đã phê duyệt.

Tính đến hết 2017, KKT Năm Căn (Cà Mau) chỉ thu hút đầu tư được 405 tỷ đồng, so với mục tiêu trong đề án thành lập chỉ bằng 0,2%. Thu ngân sách từ năm 2015 - 2017 đạt 1,032 tỷ đồng, bằng 0,05% so với đề án thành lập. KKT này cũng chưa có hàng hóa xuất khẩu.


Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

"Pháp sư" Mr. Xuân Hoàn thay áo mới cho VinFast VF 3: mini Defender phiên bản "hoàng tử bóng đêm", cặp đèn pha đổi màu theo ý thích
8 giờ trước
Chiếc VinFast VF 3 phiên bản all black được xem là độc nhất vô nhị trên thị trường hiện nay.
Một ông lớn Trung Quốc trình làng xe hybrid phạm vi hoạt động trên 1.500 km: Tiêu thụ 4,71L/100km, sạc nhanh chưa đến 30 phút
8 giờ trước
Mẫu xe có tên Roewe iMax8 DMH với phạm vi hoạt động 1.536 km với giá khởi điểm hơn 700 triệu đồng.
Kia Seltos 2025 lộ diện trên đường: Thiết kế mới, có điểm giống xe điện, dễ thêm hybrid đấu Xforce, Yaris Cross
9 giờ trước
Thế hệ mới của Kia Seltos vẫn sẽ giữ kiểu dáng góc cạnh như trước nhưng sẽ thay đổi lớn ở mặt trước và sau.
Nhiều hãng xe lần đầu lắp ráp tại Việt Nam: Phần lớn từ Trung Quốc, xe thuộc nhiều phân khúc, xuất xưởng từ năm sau
13 giờ trước
Xu hướng xây nhà máy và nội địa hóa ô tô tại Việt Nam đang cho thấy rõ mục tiêu phát triển nghiêm túc của nhiều hãng mới gia nhập thị trường.