Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021: Đằng sau những con số

02/07/2021 17:59
Mấy ngày nay rất nhiều bài phân tích về tình hình kinh tế Việt Nam, sau khi các số liệu vĩ mô lần lượt được công bố. Người nói là tốt, người cho rằng không đạt kỳ vọng, còn tôi thì nghĩ rằng các quan trọng hơn là nhìn được ra những gì đằng sau con số đố. Đây là điều chưa được nhìn nhận, phân tích thấu đáo.

GDP 'nhẹ nhàng' lên thứ 3 ASEAN

Đầu tiên, về tăng trưởng GDP, thường thì sẽ là thấp hơn kỳ vọng, vì GDP nửa đầu năm chỉ tăng có 5,64%, trong khi dự báo trước đó của Bộ Kế hoạch & Đầu tư là 5,8%. Với tôi thì con số này còn hơi thất vọng một chút, vì GDP quý I đã được điều chỉnh lên, tăng 4,65% chứ không phải 4,48%, vậy mà số 6 tháng cuối cùng vẫn chưa đạt.

Nhưng quan trọng hơn, câu chuyện mà có lần đã được đề cập tới trong bài "Cá tháng Tư" vẫn tiếp tục xảy ra, đó là quy mô GDP của Việt Nam sau khi điều chỉnh hiện đã khá cao, ở mức khoảng 173 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm (cao hơn khoảng 55% so với 6 tháng đầu năm 2020 - khi mà GDP vẫn được tính theo cách cũ).

Như vậy, các ước tính gần đây về quy mô GDP của Việt Nam sau điều chỉnh của các tổ chức lớn, ví dụ như IMF, có thể trở nên lỗi thời. Cụ thể, trong báo cáo gần nhất của IMF, GDP của Việt Nam sẽ vào khoảng 361,4 tỷ USD vào năm 2021, và 400,2 tỷ USD vào năm 2022. Nhưng với việc GDP điều chỉnh có mức tăng gấp đôi so với mức tăng trung bình mà Tổng cục Thống kê công bố (55%, thay vì 25-27%), thì có lẽ GDP của Việt Nam sẽ vượt 400 tỷ USD ngay trong năm 2021 và tự tin đứng thứ 3 trong ASEAN (sau Indonesia và Thái Lan), bất chấp kinh tế Philippines sẽ đi theo hướng nào.

Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021: Đằng sau những con số - Ảnh 1.

Lạm phát ‘this’, Lạm phát ‘that’

CPI của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây, trong khi chỉ số này ở Mỹ lại đang ở đỉnh ba thập kỷ. Vậy liệu có gì sai sai? Cũng chẳng phải vì đồng hồ Tây có bao giờ sai, mà điểm làm nên sự khác biệt không chỉ là cách tính (Việt Nam tính trung bình của chỉ số - ví dụ số 6 tháng là trung bình 6 tháng), mà còn ở chỗ quyền số của các mặt hàng trong rổ hàng hóa giữa các quốc gia là một bầu trời cách biệt. Hãy xem thử trong rổ hàng hóa tiêu biểu của người Việt Nam và Mỹ có gì.

Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021: Đằng sau những con số - Ảnh 2.

Nhìn vào tỷ trọng của rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng này có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt của một quốc gia phát triển và một quốc gia đang phát triển. Cụ thể, tỷ trọng ăn uống trong chi tiêu của người Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với người Mỹ. Ví dụ điển hình là đối với tỷ trọng của thịt lợn: Việt Nam ước tính khoảng 3,39%, còn Mỹ là 0.32%, nghĩa là tỷ trọng thịt lợn ở Việt Nam gấp 10 lần ở Mỹ. Ở chiều ngược lại thì chi phí nhà cửa, đi lại của Mỹ lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Và tôi hy vọng sau khi nhìn bảng trên, chúng ta sẽ quen dần với việc chỉ số giá của các quốc gia không thể đi cùng pha.

PMI - có gì sai?

Hôm qua, đồng loạt các báo nói về chỉ số PMI của ngành chế biến chế tạo của Việt Nam giảm xuống còn 44,1, và là mức giảm "nghiêm trọng nhất" trong vòng hơn một năm nay. Nói thật, tôi thấy chỉ số này khá "vô dụng" ở Việt Nam. Ở các nước khác, số liệu vĩ mô thường được công bố vào tháng tiếp theo, nên số PMI vào ngày đầu tháng có giá trị như một chỉ báo, dự báo cho số liệu chính thức.

Nhưng ở Việt Nam thì số liệu được công bố vào những ngày cuối tháng trong kỳ, nên số PMI này cũng không biết dùng để làm gì ngoài việc nhìn xem nó có giống xu hướng của ngành chế biến chế tạo trong chỉ số sản xuất công nghiệp hay không.

Và lần này có vẻ không giống, trong tháng 6/2021 chỉ số của ngành chế biến chế tạo tăng 0,3% so với tháng trước, nhìn không giống một điều gì "rất nghiêm trọng" mà chỉ số PMI 44,1 chỉ ra. Nhìn vào biểu đồ của IHS Markit cung cấp, có thể thấy cái đường màu cam nó cũng nhích lên, nghĩa là IHS Markit cũng biết điều này, nhưng ghi ra là PMI đã được điều chỉnh theo mùa vụ (seasonal adjusted), còn số liệu của Tổng cục Thống kê là chưa điều chỉnh theo mùa vụ (non-seasonal adjusted).

Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021: Đằng sau những con số - Ảnh 3.

Tưởng gì chứ điều chỉnh mùa vụ cũng đơn giản, tôi lấy số của Tổng cục Thống kê cho ngành chế biến chế tạo từ 2017 tới nay (nguồn CEIC - cũng không lấy dài hơn vì chuỗi số này mới được điều chỉnh kỳ gốc). Cách điều chỉnh dữ liệu theo mùa vụ là X-13 ARIMA SEATS, chọn thêm điều chỉnh ngày lễ năm mới theo Tết Nguyên đán nghe cho “sành điệu” và đây là cái kết.

Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021: Đằng sau những con số - Ảnh 4.

Thật sự là trước đây là hai chuỗi dữ liệu còn có liên quan, chứ đến tháng 6 thì kể cả điều chỉnh theo mùa vụ thì ngành chế biến chế tạo vẫn tăng 0,76% so với tháng trước, nghĩa là xứng đáng có mức PMI trên 50. Cũng có lẽ, các nhà quản trị mua hàng đã quá hoảng sợ vì đại dịch Covid-19 trong kỳ điều tra (11-22/6).

Chưa kể, chiếc mẫu của IHS Markit khá nhỏ, chỉ khoảng 400 doanh nghiệp, trong khi mỗi lần điều tra của Tổng cục Thống kê trong ngành này cũng phải gần 6,000 doanh nghiệp (lúc tính toán thật thì có lẽ còn cao hơn nhiều).

Tin mới

Liên tiếp lập đỉnh, giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
59 phút trước
Tuần qua, giá vàng thế giới và trong nước đã liên tục thiết lập những đỉnh mới, vì vậy, diễn biến của giá vàng trong tuần tới được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Biên tập viên công nghệ: "Thời gian tới, tôi sẽ không mua iPhone hay điện thoại Samsung mới nữa"
57 phút trước
Tất nhiên, sẽ luôn có những người tiếp tục mua các mẫu máy mới từ Apple và Samsung và điều đó không có gì sai. Vấn đề chỉ là tôi không có ý định trở thành một trong số họ.
Danh sách 9 công ty trong đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả
7 phút trước
Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà cùng các đối tượng lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái với mục đích để các công ty này đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm sữa.
Bị châm biếm là “OPhone” vì giống iPhone, đích thân sếp OPPO lên tiếng phân trần
1 phút trước
Tại sự kiện ra mắt dòng Find X8s và Find X8 Ultra mới, đại diện OPPO chính thức phản hồi biệt danh “OPhone” – một cách gọi vui của cộng đồng mạng khi so sánh sản phẩm OPPO với iPhone.
Ngỡ ngàng nhiều trái cây giải nhiệt mùa nóng có giá bằng ly trà đá
58 phút trước
Không ít loại trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng ở TPHCM lại có giá rẻ đến không ngờ, như cam, dưa lê, thơm... chỉ từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; dưa hấu, ổi chỉ tầm 10.000 đồng...

Tin cùng chuyên mục

Suzuki XL7 bán vượt Toyota Innova Cross, thành vua doanh số hybrid ở Việt Nam tháng 3/2025
18 giờ trước
Kể từ khi công bố riêng doanh số dòng xe hybrid, hiếm khi nào Toyota lại nhường ngôi "vua hybrid" vào tay thương hiệu khác. Nhưng tháng này, Suzuki XL7 đã bứt tốc tốt hơn để trở thành mẫu xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
18 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Sản phẩm quốc dân nặng 10g chứa ‘công thức quý báu’, bán ở nước ngoài giá gấp 52 lần tại Việt Nam
18 giờ trước
Nhiều người nước ngoài từng sống hoặc du lịch tại Việt Nam khen mùi thơm đặc trưng của “báu vật” này gợi lại lại cho họ những kỷ niệm đẹp.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
18 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.