Kinh tế Việt Nam vẫn có những điểm sáng khích lệ

16/08/2021 07:58
Nhiều doanh nghiệp vẫn trụ vững và có tăng trưởng trong dịch Covid 19. Cái khó hiện nay chính là những chính sách, biện pháp chống dịch còn nhiều nơi, nhiều lúc bất cập gây khó khăn, vướng mắc cho khâu sản xuất, lưu thông.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế của cả nước và nhiều tỉnh thành khác tại khu vực phía Nam, hoạt động kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu trong tháng 7 và 8 đang có phần chững lại.

Chúng ta cũng thừa nhận thực tế, kinh tế đất nước đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) không thể trụ vững phải giải thể, phá sản; số lượng người thất nghiệp, mất việc tăng cao... Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, một tinh thần Việt Nam được khơi dậy trên tất cả các mặt trận từ tuyến đầu chống dịch đến hậu phương sản xuất và trong cuộc sống thường ngày.

Về tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, mặc dù nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong tháng 7 do tác động của dịch bệnh với diễn biến hết sức phức tạp và có nguy cơ kéo dài, nhưng nhờ sự nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống chính trị và xã hội, nhìn chung tình hình 7 tháng vẫn duy trì được một số mặt tích cực. Chỉ trong thời gian ngắn, chúng ta đã huy động được khoảng 18 triệu liều vaccine để tiêm phòng miễn phí cho toàn dân. Đến nay, đã thực hiện hỗ trợ 12,1 triệu lao động và gần 376 nghìn người sử dụng lao động với tổng kinh phí hơn 5,7 nghìn tỷ đồng; đồng thời hỗ trợ người dân thông qua chính sách giảm giá điện, giá nước, dịch vụ viễn thông cho người dân, doanh nghiệp với quy mô khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng...

Tính chung 7 tháng năm 2021, xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2021 ước tính đạt 55,7 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính vẫn đạt ở mức cao, đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%; nhập khẩu đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%.

Đặc biệt, trong các đợt giãn cách thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng, chống dịch, các địa phương trong cả nước không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Sở dĩ có được sự ổn định này là do có sự đồng lòng, chia sẻ của các lực lượng kinh tế, doanh nghiệp.

Mới đây, Anh hùng lao động Ba Huân (Giám đốc Công ty Ba Huân) chia sẻ, trong đợt 1 TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, trứng gia cầm khan hiếm tăng tới 6.000 đồng/quả mà nhiều nơi vẫn không có hàng bán. Lãnh đạo TP.HCM đồng ý việc DN Ba Huân có thể tăng thêm 2.000 đồng/chục trứng để đảm bảo có lãi, nhưng DN này đã từ chối và muốn giữ nguyên giá để chung tay với thành phố, ủng hộ người nghèo. Đến nay, nhiều DN kêu khó khăn vì thực hiện “3 tại chỗ” nhưng bà Ba Huân cho biết, DN của bà không có khó khăn gì vì đã thực hiện một qui trình sản xuất khép kín từ lâu. Hiện tại, DN này đã đưa giá trứng về mức bình thường và hàng luôn có trên kệ các siêu thị, các điểm bán hàng bình ổn giá của TP.HCM.

Thực tế, có nhiều DN vẫn trụ vững và có tăng trưởng trong dịch Covid 19. Cái khó hiện nay ở nhiều DN chính là những chính sách, biện pháp chống dịch còn nhiều nơi, nhiều lúc bất cập, dập khuôn, máy móc, cứng nhắc gây khó khăn, vướng mắc cho khâu sản xuất, lưu thông. Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra các mục tiêu rất cụ thể, phải phấn đấu quyết liệt mới có thể đạt được. Cụ thể, TP HCM phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9/2021; các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố còn lại phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 25/8/2021…. Chỉ khi dịch bệnh được kiểm soát thì mới mong kinh tế phát triển, xã hội vận hành trở lại nhịp sống mới.

Các tháng còn lại của năm 2021, Chính phủ và DN xác định khó khăn sẽ còn lớn hơn trước. Bởi, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, dễ dẫn đến một cuộc khủng hoảng thiếu về thực phẩm, hàng tiêu dùng; giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao…. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, dù xuất hiện nhiều khó khăn nhưng các bộ, ngành, địa phương đều tìm giải pháp phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh. Người dân thấy được quyết tâm trong những hành động của Thủ tướng Chính phủ, của từng thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương, những người luôn có mặt ở những điểm nóng dịch bệnh để kịp thời chỉ đạo, động viên tinh thần các lực lượng chống dịch, người dân, doanh nghiệp.

Hoạt động kinh tế thế giới không “đóng băng” mà vẫn diễn ra dù không thể sôi động như trước dịch nhưng thể hiện một sự quyết tâm rất lớn của các DN, của Chính phủ các quốc gia. Nhu cầu lương thực, thực phẩm và sản xuất kinh doanh là có thực và đang bị dồn nén bởi dịch Covid 19. Các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều chứa đựng nhiều tiềm năng mà các DN mong muốn khai thác, đầu tư.  Các nước phát triển cũng đều đã tính đến phương án “sống chung với dịch”, bởi không thể để cỗ máy kinh tế ngủ sâu hơn nữa, sức chịu đựng của tài chính quốc gia có hạn. Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng đó, cũng sẽ dần phải thích ứng để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội./.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
20 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.073.936.634 VNĐ / tấn

259.95 BRL / kg

1.03 %

+ 2.65

Thịt gà

CHICKEN

30.984.900 VNĐ / tấn

7.50 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mặt hàng Việt Nam được hơn 140 quốc gia ưa chuộng vừa đón nhận tin vui nhất trong vòng 20 năm qua
1 ngày trước
8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội: Bánh trung thu đại hạ giá vẫn ế
1 ngày trước
Tết Trung thu năm nay sức mua không cao, hàng ế ẩm. Sau rằm, nhiều quầy bánh trung tại Hà Nội phải giảm giá mạnh tay để kích cầu, giảm tồn kho.
Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa
1 ngày trước
Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.
Bánh Trung hạ giá “sập sàn” vẫn ế ẩm
2 ngày trước
Tết Trung thu năm nay, nhiều gian hàng bánh Trung thu các loại vắng khách qua lại so với mọi năm. Dù được bày bán sớm và tung ra nhiều ưu đãi nhưng càng gần Tết Trung thu, số lượng bánh tồn kho khiến nhiều người kinh doanh buồn rầu.