KSB lập công ty con quản lý các khoản đầu tư, dồn vốn cho tăng trưởng

12/12/2019 11:42
Nhằm tạo giá trị gia tăng và có thêm nguồn thu ổn định qua các năm, KSB đã tiến hành xây dựng hệ sinh thái khu công nghiệp. Công ty đã xin chuyển đổi một phần, khoảng 2,8ha đất công nghiệp sang đất thương mại dịch vụ để xây dựng tiện ích như cửa hàng kinh doanh, nhà ở công nhân, khu trung tâm thương mại dịch vụ...

3 năm gần đây nhất, dù hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng và thị trường chứng khoán có lên quá đỉnh và có xuống thì giá cổ phiếu KSB của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương vẫn chỉ có một chiều: giảm. Sự sụt giảm liên tục từ 50.000 đồng còn có chưa đầy một nửa đã đẩy KSB từ một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư yêu thích một thời thành một cổ phiếu bị lãng quên. 

Trong khi nhà đầu tư dường như đã quên đi một cổ phiếu EPS thuộc top đầu các doanh nghiệp ngành sản xuất thì mấy ngày gần đây, cổ phiếu KSB bất ngờ quay đầu tăng mạnh 2 phiên liên tiếp cùng thanh khoản cải thiện.

Nhìn lại, KSB đã mua 3 mỏ đá mới trong năm 2018 và đang thực hiện M&A một doanh nghiệp đá có quy mô lớn trong ngành để thay thế cho mỏ Tân Đông Hiệp sắp hết hạn khai thác. Ngoài ra, mảng bất động sản khu công nghiệp của KSB cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh khi nằm trong tam giác vàng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dường như, công ty đã chuẩn bị đầy đủ tâm thế mới.

Liên tục tăng 2 phiên từ đáy, hoạt động M&A các mỏ đá và quá trình tích luỹ vốn đang giúp KSB đảo chiều? - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu KSB 3 năm qua

Khai thác hàng loạt mỏ mới sau quá trình M&A

Bước sang năm 2020, mỏ Tân Đông Hiệp của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) sẽ bước vào giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường để đóng cửa theo giấy phép khai thác. Từ đây đến cuối năm, KSB sẽ khai thác khoảng 1,5 triệu m3 đá ở mỏ Tân Đông Hiệp theo giấy phép còn lại của năm 2019. Với sản lượng này cùng với sản lượng có thể tận thu trong thời gian hoàn nguyên mỏ, Công ty vẫn còn lượng đá cung ứng cho thị trường trong cả năm 2020 và một phần trong năm 2021.

Về sản lượng, KSB tiếp tục tăng công suất khai thác tại 2 mỏ đá Tân Mỹ và Phước Vĩnh để bù đắp phần nào thiếu hụt từ Tân Đông Hiệp trong năm 2020-2021. Công ty đang có đề án trình UBND Tỉnh xem xét đánh giá và điều chỉnh quy hoạch khai thác xuống sâu -150m với mỏ Tân Mỹ và -100m với mỏ Phước Vĩnh. Tại 2 mỏ này, theo quy hoạch hiện hữu, KSB được khai thác xuống sâu -100m với mỏ Tân Mỹ và mỏ Phước Vĩnh là -70m.

Để chuẩn bị cho việc đóng cửa mỏ Tân Đông Hiệp, KSB đã tiến hành M&A các mỏ đá, công ty cùng ngành. Các khoản phải thu lớn thể hiện trong báo cáo tài chính trong thời gian qua chủ yếu là các khoản ủy thác đầu tư liên qua đến việc M&A doanh nghiệp đá có quy mô mỏ lớn trong ngành. Được biết doanh nghiệp này đang sở hữu nhiều mỏ đá có quy mô lớn ở khu vực Đồng Nai, thời gian khai thác dài, vị trí thuận lợi. Hiện nay, KSB cũng đã cử 2 thành viên tham gia Hội đồng quản trị của một công ty. Gần đây, Hội đồng quản trị của KSB cũng thông qua Nghị quyết về việc lập công ty con (100% vốn KSB) nhằm quản lý khoản đầu tư này thông qua việc chuyển quyền sở hữu từ các cá nhân nhận ủy thác về cho công ty con.

Đại diện KSB cho biết, các cá nhân nhận ủy thác là những nhân viên gắn bó lâu năm với công ty. Việc ủy thác được thông qua các điều khoản ràng buộc chặt chẽ trong các hợp đồng ủy thác. Các tài khoản ủy thác được công ty quản lý và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tuân thủ theo các ràng buộc, cam kết trong hợp đồng ủy thác.

Ngoài ra, công ty cũng đồng thời đẩy mạnh công tác đền bù, kinh doanh Khu công nghiệp Đất Cuốc giai đoạn mở rộng 2 với diện tích còn lại khoảng 200ha.

Như vậy, KSB sẽ có 2 nguồn bổ sung là doanh thu từ khu công nghiệp (dự kiến hoàn thành hạ tầng giai đoạn mở rộng 1 và bàn giao cho khách hàng trong năm 2020) và doanh thu dự kiến hợp nhất từ doanh nghiệp đá công ty đang thực hiện M&A.

Xa hơn, chiến lược của KSB trong giai đoạn tới chủ yếu tập trung vào 2 mảng kinh doanh chính là khai thác, kinh doanh đá xây dựng và bất động sản khu công nghiệp. Công ty đặt mục tiêu đến năm cuối năm 2020 sẽ trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đá xây dựng lớn nhất khu vực miền Đông Nam bộ thông qua hoạt động M&A các mỏ đá, các doanh nghiệp sở hữu các mỏ đá chất lượng tốt.

Đối với mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, công ty nhắm đến các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ cũng như phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp nhằm tạo ra sự khác biệt trong thu hút đầu tư. Theo KSB, trong năm 2019, do các công trình giao thông trọng điểm như tuyến Metro số 1, sân bay Long thành, các tuyến cao tốc... chậm triển khai đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ đá của KSB và một số công ty trong ngành.

Tuy nhiên, do đặc thù của ngành với thị trường tiêu thụ chủ yếu trong khu vực 30-50km xung quanh mỏ đá nên các mỏ như Phước Vĩnh và Tân Mỹ vẫn tăng được sản lượng tiêu thụ trong năm 2019.

Lợi nhuận tăng nhẹ trong năm 2019, ban lãnh đạo vẫn tin mảng đá xây dựng còn tiềm năng lớn

Cho năm 2019, KSB đặt kế hoạch doanh thu 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Tuy nhiên theo Lãnh đạo KSB cho biết, lợi nhuận trước thuế quý IV/2019 của công ty sẽ có mức tăng trưởng mạnh so với quý III/2019 (tăng 302%) và tăng 28% so với cùng kỳ năm 2018. Theo KSB dự kiến, lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt khoảng 410 tỷ đồng, vượt khoảng 2,5% kế hoạch lợi nhuận trước thuế và tăng nhẹ 0,2% so với năm 2018.

Doanh thu và lợi nhuận năm 2019 chủ yếu đến từ mảng kinh doanh đá xây dựng và kinh doanh bất động sản khu công nghiệp. Trong đó lợi nhuận từ mảng kinh doanh đá xây dựng chiếm khoảng 55%, còn lại từ khu công nghiệp và các mảng kinh doanh khác (cao lanh, sét, cống bê tông...). Mặc dù chi phí tài chính tăng do các khoản vay trái phiếu, tuy nhiên chi phí tài chính năm 2019 vẫn nằm trong khả năng thanh toán và kế hoạch, giúp Công ty hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Nếu không có khoản chi phí tài chính này, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Công ty vẫn duy trì ở mức khoảng 18%.

Lãnh đạo KSB đánh giá trong những năm tới mảng đá xây dựng vẫn còn tiềm năng rất lớn do các nguyên nhân như nguồn cung ngày càng hạn chế do các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép các mỏ đá mới cũng như các mỏ cũ đã xuống sâu và phải ngưng khai thác. Chi phí đền bù tăng cao cũng dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Trong khi đó, các dự án hạ tầng trọng điểm như sân bay Long Thành, các tuyến metro tại TP.HCM, cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ... sẽ được đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.

Khu công nghiệp đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh

Một mũi nhọn mới của KSB trong những năm tới chính là bất động sản khu công nghiệp. Với chính sách kinh tế mở thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã giúp nhu cầu thuê đất công nghiệp tăng mạnh mẽ. Chưa kể đến, Việt Nam là một trong những "điểm đến" của dòng vốn đầu tư dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 326 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 95.000ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 64.000ha, chiếm khoảng 68% tổng diện tích.

Theo thống kê, cả nước có 250 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 73% và 76 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, nguồn cung cả 2 miền trong giai đoạn cuối năm 2018 đầu năm 2019 không đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy nhích nhẹ so với cùng kỳ, trong đó TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai tiếp tục duy trì tỷ lệ lấp đầy cao, trên 80%.

Giá thuê tăng lên ở cả 2 vùng do nhu cầu thuê tăng lên mạnh mẽ (miền Bắc giá thuê quý I tăng 7,6% so với cùng kỳ; còn miền Nam giá thuê trong quý IV/2018 tăng 16% so với quý IV/2017). Dự báo trong 3 năm tới miền Nam vẫn có vai trò cốt lõi là điểm đến đầy hứa hẹn cho đầu tư khu công nghiệp.

Đối với KSB lợi thế cạnh tranh của mảng khu công nghiệp còn đến từ vị trí rất thuận lợi khi nằm trong tam giác vàng kinh tế, chỉ cách TP.HCM khoảng 50km, Bình Dương khoảng 30km. Đặc biệt với vị trí gần trung tâm Huyện Bắc Tân Uyên giúp KSB được hưởng lợi từ hạ tầng xung quanh, kết nối thuận tiện hơn với các khu vực khác.

Nhằm tạo giá trị gia tăng và có thêm nguồn thu ổn định qua các năm, KSB đã tiến hành xây dựng hệ sinh thái khu công nghiệp. Công ty đã xin chuyển đổi một phần, khoảng 2,8ha đất công nghiệp sang đất thương mại dịch vụ để xây dựng tiện ích như cửa hàng kinh doanh, nhà ở công nhân, khu trung tâm thương mại dịch vụ...

Mục tiêu của KSB là hình thành nên nhiều tiện ích khác như ngân hàng, viễn thông, nhà trẻ, siêu thị, khuôn viên cây xanh... ngay trong khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý và người lao động của các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp và dân cư khu vực xung quanh khu công nghiệp.

Với kế hoạch hoàn thành việc M&A doanh nghiệp đá có quy mô lớn cũng như hoàn thiện hạ tầng KCN giai đoạn 1 mở rộng để bàn giao cho khách hàng vào năm 2020 và tiếp tục đầu tư mở rộng KCN giai đoạn 2, Công ty cho biết khả năng trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức khoảng 20%/năm.

Kết quả kinh doanh dự kiến tăng nhẹ trong năm 2019 và là doanh nghiệp có quy mô lớn trong ngành tuy nhiên giá cổ phiếu KSB liên tục sụt giảm thời gian qua. Với mức giá khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu KSB đang có mức P/E khoảng 2,8 lần.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
26 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
58 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
3 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
4 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.