KTS Trần Ngọc Chính: Chỉ cao ốc mới giải được bài toán mật độ

22/06/2018 12:24
Với những thành phố lớn lên tới hàng chục triệu dân thì không con cách nào khác là phải xây nhà cao tầng, nhưng xây dựng như thế nào để đảm bảo không gian sống tốt nhất cho người dân mới là vấn đề quan trọng.

Đó là quan điểm của KTS Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Theo ông Chính, nhà cao tầng được đặt trong quy hoạch tổng thể chính là giải pháp phát triển của các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. 

Ông đánh giá thế nào về vai trò của nhà cao tầng đối với các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM?

Tại TP.HCM hay Hà Nội đang xảy ra những vấn đề xã hội cấp bách như giao thông kẹt xe, môi trường ô nhiễm, ngập lụt…Đó là xu thế tất yếu của việc phát triển đô thị. Để giải quyết vấn đề đó, không còn cách nào khác là phải tối đa hệ số sử dụng đất bằng cách phát triển theo trục đứng để dành không gian tổ chức lại hạ tầng giao thông và không gian công cộng. Đây cũng là lời giải duy nhất cho bài toán của các megacity như Hà Nội và TP.HCM. 

Nhưng nhà cao tầng đang bị coi là nhân tố gây quá tải và tăng áp lực cho hạ tầng, giao thông, thưa ông?

Thực tế, tất cả đô thị hiện đại trên thế giới - nhà cao tầng thể hiện sự giàu có, văn minh và hiện đại. Nhiều nước như Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải,…nhà cao tầng còn được xem là niềm kiêu hãnh của họ. Vì chỉ có nhà cao tầng thì mới giải quyết được mật độ cho người dân. Những thành phố lớn như Hà Nội có tới 10 triệu dân mà không xây nhà cao tầng, xây dựng kiểu nhà ống trải khắp thành phố thì không đủ diện tích để cho người dân sinh sống.

Còn về vấn đề hạ tầng giao thông, hiện Hà Nội có tới 5 triệu xe máy, 500.000 ô tô đang lưu hành, chưa kể lượng xe từ ngoại tỉnh vào. Chỉ cần một nửa số này lưu thông cùng một lúc thì không có con đường nào ở Hà Nội chịu nổi với sự tràn lan của mô hình nhà ống hiện nay. Chúng ta phải tổ chức không gian tạo thêm quỹ đất đủ rộng, phải được kết nối với giao thông công cộng. 

Vậy theo ông, xây nhà cao tầng như thế nào để vừa có một đô thị hiện đại và thông minh như các đô thị hiện đại?

Tôi nghĩ chúng ta phải tổ chức được không gian đô thị gắn với hạ tầng đô thị, gồm cả hạ tầng kỹ thuật (là giao thông, điện, nước, đô thị thông minh…) và hạ tầng xã hội (là công viên cây xanh, bệnh viện…) để có cuộc sống chất lượng hơn. 

Để có được điều đó, xây dựng nhà cao tầng, kể cả trong trung tâm phải theo quy hoạch và đảm bảo được kết nối giao thông, cần đưa nhanh hệ thống metro line, BRT vào hoạt động. Đây là vấn đề quan trọng nhất đối với những đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Có như thế mới giải quyết được bài toán cho sự phát triển không gian đô thị gắn với hạ tầng.

Như vậy quy hoạch không gian kiến trúc đô thị, đặc biệt là với các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang phát triển như hiện nay có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Mới đây chúng tôi có tổ chức Hội thảo quốc tế về quy hoạch không gian kiến trúc đô thị. Tại đây, các học giả trên thế giới cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của quy hoạch, đưa ra những kinh nghiệm ở các nước như Anh, Nhật, Pháp, Singapore…cho thấy vấn đề cảnh quan đô thị và kiến trúc hạ tầng rất quan trọng đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. 

Trong đó vấn đề quan trọng hiện nay là liên quan đến kiến trúc quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch. Chúng ta phải tổ chức được không gian đô thị vừa hiện đại lại vừa có bản sắc riêng, tuân thủ mật độ xây dựng, mật độ cảnh quan cây xanh, mặt nước, mật độ cư trú và đặc biệt là kết nối giao thông. Những việc đó mà chúng ta làm tốt được thì tôi nghĩ chúng ta sẽ đáp ứng được yêu cầu của đô thị, nhu cầu cả người dân; đồng thời tạo nên bản sắc riêng của mỗi thành phố. 

Xin cám ơn ông! 

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
30 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
6 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
23 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.