Kỷ luật “sắt” ngân sách…nhưng thực hiện hời hợt

17/06/2021 18:26
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: kỷ luật ngân sách và tài chính là kỷ luật sắt, không thể thực hiện hời hợt và phát sinh cơ chế xin cho...

Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) năm 2020 vừa được công bố ngày 16/6. Đây là năm thứ 3 chỉ số MOBI được Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) chủ trì xây dựng , hai tổ chức thành viên của Liên minh, là Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện, với sự tài trợ của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam

Nhiều chuyên gia tỏ ra thất vọng vì sự cải thiện mức độ công khai, minh bạch ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương qua 2 năm gần như dậm chân tại chỗ, khi điểm MOBI 2020 đạt 21,64 điểm, tương đương với điểm trung bình MOBI 2019.

NHIỀU BỘ, NGÀNH CHƯA THỰC HIỆN NGHIÊM LUẬT NGÂN SÁCH

MOBI 2020 đánh giá mức độ công khai ngân sách của 44 Bộ, cơ quan Trung ương, trong đó có 38 Bộ, cơ quan Trung ương là đơn vị dự toán và 6 cơ quan, tổ chức Trung ương được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

Theo kết quả khảo sát MOBI 2020, vẫn còn nhiều đơn vị chưa công khai hoặc chưa công khai đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước Nhà nước năm 2015, Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 và Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018.

Trong đó, Bộ Tài chính có thứ hạng cao nhất với 66,63 điểm quy đổi, xếp hạng công khai ở mức tương đối đầy đủ. Xếp thứ hai, là Bộ Tư pháp với 48,41 điểm quy đổi.

Có 34/44 Bộ, cơ quan Trung ương có điểm công khai ngân sách. Còn lại, 10 Bộ, cơ quan Trung ương không có tên trong bảng xếp hạng MOBI 2020, đồng nghĩa với việc các cơ quan này không có thư mục công khai ngân sách và không công khai các tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát.

Kỷ luật “sắt” ngân sách…nhưng thực hiện hời hợt - Ảnh 1.

Chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) năm 2020

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, chuyên gia Tài chính công, đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng “các Bộ, cơ quan trung ương chiếm đến 50% tổng chi ngân sách nhà nước. Đây là số tiền không nhỏ trong 1,65 triệu tỷ dự toán ngân sách, chẳng hạn năm 2021.

"Các tỉnh rất hợp tác, cầu thị và nỗ lực để cải thiện chỉ số này, trong khi đó, các cơ quan nhận ngân sách từ cấp trung ương lại không đạt được điều này. Cụ thể, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp có điểm số chưa cao, các cơ quan khác điểm rất thấp. Những cơ quan khác không một chút tuân thủ, dường như thể hiện không biết về những quy định này. Chúng tôi lấy làm lạ! Dường như chân đèn lại là nơi tối nhất trong quầng sáng toả ra".
Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS)

Sự cải thiện công khai minh bạch cấp trung ương là thất vọng, khi điểm 2020 vẫn điểm giống điểm 2019. Cơ quan cao nhất là Bộ Tài chính được 66,63 điểm, mới qua mức điểm sàn, trên 50 điểm, nhưng vẫn chưa được điểm A. Nếu so sánh với chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh, rất nhiều tỉnh đạt điểm số rất cao”.

Đồng ý quan điểm trên, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao Chương trình Quản trị tốt, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam nhìn nhận, khi công khai, minh bạch về ngân sách, Việt Nam có thể dễ dàng tham gia thị trường vốn quốc tế, tiếp cận nguồn vốn đầu tư và các khoản vay, tăng uy tín trên thị trường quốc tế cũng như đối tác phát triển.

Tuy nhiên, qua 3 năm, kết quả hầu như không có sự thay đổi, cải thiện trong việc công khai ngân sách minh bạch tại các Bộ và ngân sách trung ương. Không có cơ quan cấp Bộ, cơ quan trung ương công khai đầy đủ tài liệu và thông tin về ngân sách. Chỉ có 1 Bộ công khai tương đối đầy đủ. Điều đó cho thấy, các Bộ và cơ quan trung ương ít công khai minh bạch ngân sách hơn là ở địa phương và cấp tỉnh. Đây là một câu hỏi lớn?

“Điều này cho thấy việc chấp hành, thực thi Luật Ngân sách Nhà nước Nhà nước 2015 tại các Bộ và cơ quan trung ương thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh. Phải chăng vì Luật Ngân sách Nhà nước Nhà nước 2015 chưa quy định chế tài, xử lý khi các đơn vị dử dụng ngân sách, nhưng không công khai, minh bạch ngân sách”, bà Hương đặt câu hỏi

17 BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG "GIẤU GIẾM" MỌI THÔNG TIN

Báo cáo cũng chỉ rõ 5 tiêu chí chính của chỉ số MOBI, là tính sẵn có, tính kịp thời, tính đầy đủ, tính thuận tiện và tính liên tục của 6 loại tài liệu bắt buộc phải công khai theo Luật Ngân sách Nhà nước Nhà nước năm 2015.

Các Bộ, cơ quan trung ương chiếm đến 50% tổng chi ngân sách nhà nước. Đây là số tiền không nhỏ trong 1,65 triệu tỷ dự toán ngân sách, chẳng hạn năm 2021. Tuy nhiên, sự cải thiện công khai minh bạch cấp trung ương là thất vọng. 

Về tính sẵn có, có 27/44 cơ quan trong kỳ khảo sát MOBI 2020 công khai ít nhất 1 tài liệu ngân sách, chiếm 61,36%, tăng 3 đơn vị so với kỳ khảo sát 2019.

Về tính kịp thời, kết quả kỳ khảo sát MOBI 2020 cho thấy các Bộ, cơ quan Trung ương chưa công khai kịp thời các tài liệu ngân sách theo quy định. Trong số 19 đơn vị có công bố tài liệu về Dự toán ngân sách năm 2021, chỉ có 6 đơn vị công bố đúng thời hạn theo quy định là trong vòng 15 ngày kể từ ngày 31/12/2020.

Đối với tài liệu về Quyết toán ngân sách năm 2019, có 9/16 đơn vị có công khai thông tin công bố đúng thời hạn theo quy định. Các tài liệu còn lại gồm Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách đơn vị quý 1, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2020 chỉ được công khai đúng hạn bởi lần lượt 4, 4 và 3 đơn vị. Không có đơn vị nào công khai đúng hạn báo cáo tình hình thực hiện ngân sách cả năm 2020.

Về tính thuận tiện, kết quả khảo sát MOBI 2020 cho thấy có 32/44 đơn vị có điểm về tính thuận tiện, tương đương với 72,72%, tăng 5 đơn vị so với khảo sát MOBI 2019.

Về tính đầy đủ, kết quả khảo sát MOBI 2020 cho thấy, các tài liệu ngân sách được công khai chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Thông tư 90/2018/TT-BTC, còn thiếu báo cáo thuyết minh hoặc không đầy đủ nội dung của các bảng biểu. Trong số 27 đơn vị có công khai ít nhất một trong sáu tài liệu ngân sách, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp vẫn là hai đơn vị dẫn đầu về tính đầy đủ của các tài liệu ngân sách. Xếp ở vị trí thứ ba là Bảo hiểm xã hội Việt Nam với 20,93 điểm quy đổi.

ĐỀ XUẤT QUỐC HỘI BỔ SUNG CHẾ TÀI

Trước báo cáo chỉ số công khai ngân sách MOBI 2020, TS. Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách, Ủy ban Tài chính Ngân sách, Văn phòng Quốc hội thừa nhận “có những điểm sáng, điểm tối trong công khai ngân sách Bộ, cơ quan trung ương. Có những điểm tiến bộ, nhưng có những điểm đi ngang, hoặc chưa đạt yêu cầu”. Có những cơ quan chưa công khai ngân sách, cần chỉ rõ nguyên nhân vì sao không công khai, do nhận thức hay có vấn đề gì.

Ngoài ra, quản lý ngân sách của Bộ là theo ngành, trong khi đó, ngân sách địa phương quản lý theo lãnh thổ. Chính vì vậy, quản lý giữa ngành và lãnh thổ phải có sự phối hợp.

Chẳng hạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý ngân sách của Bộ, chỉ chiếm khoảng vài phần trăm trong tổng số ngân sách dành cho lĩnh vực này. Có nhiều địa phương cũng chi cho dạy nghề. Những Bộ khác như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương có trường đào tạo, nên cũng quản lý ngân sách về giáo dục. Như vậy, công khai ngân sách về giáo dục đào tạo chỉ nhắc đến Bộ là chưa đủ. Ông Tân cho rằng, phải tính toán đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu công khai ngân sách trong ngành, lĩnh vực gắn với yếu tố lãnh thổ.

Đề xuất những giải pháp để cải thiện chỉ số công khai ngân sách MOBI trong những năm tiếp theo, đại diện nhóm nghiên cứu, ông Vũ Sỹ Cường nêu rõ, cần công khai kịp thời, đầy đủ nội dung các loại tài liệu ngân sách như quy định. Các tài liệu ngân sách được công khai kèm theo quyết định công bố công khai thông tin của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, các Bộ, ngành cần duy trì việc công khai ngân sách liên tục và thường xuyên,

Đối với Quốc hội, nhóm nghiên cứu đề xuất, Quốc hội có thể cân nhắc bổ sung nội dung giám sát tình hình thực hiện công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương vào chương trình hoạt động giám sát hàng năm của Uỷ ban Tài chính–Ngân sách của Quốc hội, bao gồm cả giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề.

Quốc hội có thể xem xét hoạt động công khai Ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan Trung ương như một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của Bộ, cơ quan Trung ương.

Đặc biệt, “Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 chưa quy định chế tài xử lý khi các đơn vị sử dụng ngân sách không thực hiện công khai ngân sách như quy định tại Điều 15 của Luật. Do vậy, Quốc hội cần xem xét bổ sung chế tài xử lý các vi phạm về thực hiện công khai ngân sách theo quy định của pháp luật”, ông Cường thẳng thắn.

Kỷ luật “sắt” ngân sách…nhưng thực hiện hời hợt - Ảnh 3.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Một số cơ quan Trung ương quan trọng cần phải “nêu gương” lại nằm trong các cơ quan không chú trọng về công khai tài liệu ngân sách. Điều đó cho thấy mức độ tuân thủ về công khai ngân sách, tài liệu ngân sách đang là vấn đề tồn tại, hạn chế rất lớn. Việc tăng cường vai trò của Kiểm toán nhà nước và vai trò giám sát của Quốc hội là biện pháp đúng hướng, nhất là cần vai trò thẩm tra báo cáo dự toán, quyết toán của Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội trong đó phải tăng số phiên giải trình, chất vấn làm rõ nguyên nhân, lý do của tình trạng không công khai hoặc chậm trễ trong công khai ngân sách”.


photo-2

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS)

"Trong khi mức độ công khai minh bạch của các tỉnh liên tục được cải thiện, thông qua đánh giá bằng chỉ số POBI hàng năm, thì các cơ quan trung ương lại không có sự tiến Bộ đáng kể nào, dù Luật Ngân sách Nhà nước 2015 đã có hiệu lực từ lâu. Đây là một hiện tượng gây thất vọng, vì các cơ quan trung ương không nêu được tấm gương xây dựng nhà nước pháp quyền. Đồng thời, thể hiện sự thiếu trách nhiệm giải trình đối với nhân dân. Quy định rõ ràng hơn về chế tài thông qua các văn bản dưới luật, chỉ là vấn đề về thời gian. Sẽ có sự phán xét, sức ép từ công luận đến các cơ quan này".


Tin mới

Xanh SM đoạt giải nhất hạng mục Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển nhờ chênh lệch chỉ 2.096 lượt bình chọn
3 giờ trước
Cách biệt không hề lớn cho thấy tính cạnh tranh gay gắt, trong cả hạng mục giải thưởng cũng như lĩnh vực thương mại có nhiều thương hiệu tham gia.
[Trên Ghế 23] Nữ chủ xe Mazda3 nhắm BMW X3 khi muốn mua xe gầm cao 2 tỷ: Nên hay không nên với tư vấn chuyên gia!
2 giờ trước
Nhà báo Nguyễn Thúc Hoàng Linh nhận định, BMW X3 là mẫu xe phù hợp với những nhu cầu của bạn Nguyễn Ngọc Trâm khi tìm mua một mẫu SUV giá 2 tỷ đồng.
“Thánh Gióng” Xanh SM chứng tỏ dáng dấp của ông lớn top đầu thị trường
47 phút trước
Với những động thái rầm rộ thời gian gần đây của Xanh SM, từ việc ký kết với đối tác để cho thuê 5.000 ôtô điện VinFast, tới cú bắt tay thành lập chuỗi xưởng dịch vụ quy mô hàng đầu Việt Nam,… hãng taxi điện được coi là “Thánh Gióng” trong lĩnh vực gọi xe dịch vụ đang khẳng định vị thế của ông lớn trên thị trường.
Mẫu iPhone giá rẻ của Apple có thể khiến đối thủ Android điêu đứng
26 phút trước
iPhone SE 4 được trang bị Apple Intelligence là đối thủ đáng gờm.
Xe ga tiết kiệm xăng nhất thị trường Việt cùng đại hạ giá: Thấp nhất chỉ còn 23 triệu đồng, có chiếc rẻ ngang Wave Alpha
15 phút trước
Những mẫu xe ga tiết kiệm xăng, nhỏ gọn, thiết kế đẹp mắt... đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Số liệu xăng dầu ảo: Cuộc chiến kiểm soát thị trường, nguy cơ từ giao dịch lòng vòng
1 ngày trước
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau, tạo nên con số tiêu thụ "ảo" trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.
J&T Express là một trong những thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực vận chuyển được bình chọn tại Better Choice Awards 2024
2 ngày trước
Ngày 2/10 tại lễ trao giải thưởng Better Choice Awards 2024, thương hiệu chuyển phát nhanh J&T Express là một những thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn “Thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực Dịch vụ vận chuyển” khẳng định cam kết mạnh mẽ của J&T Express trong việc đầu tư cho công nghệ, liên tục đổi mới, sáng tạo nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng trong lĩnh vực chuyển phát.
Better Choice Awards 2024: Tôn vinh những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo đột phá, tác động tích cực đến người tiêu dùng
2 ngày trước
Tối 2/10, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc diễn ra Gala Better Choice Awards 2024, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong năm về đổi mới sáng tạo và tiêu dùng thông minh. Sự kiện do NIC phối hợp với Công ty cổ phần VCCorp tổ chức.
Đơn hàng gia tăng, xuất khẩu dệt may nhiều hy vọng cán đích xuất khẩu 44 tỷ USD
2 ngày trước
Với những đơn hàng đã ký kết của quý III và đơn hàng đang thảo luận của quý IV, cho nhiều hy vọng về khả năng cán đích 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm nay, đạt được mục tiêu đặt ra.