Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất

16/08/2021 11:45
Shark Tank Việt Nam mùa 4 ghi nhận 1.200 hồ sơ đăng ký tham dự chương trình từ các startup – con số lớn nhất từ mùa 1 tới nay. Không chỉ có các startup trên khắp mọi miền Tổ quốc đăng ký tham dự, Shark Tank mùa 4 còn thu hút sự tham gia các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và các startup người nước ngoài khởi nghiệp tại Việt Nam như Úc, Mỹ, Nhật Bản.

Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 4 vẫn chứng kiến một tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, minh chứng rằng trong nguy khó luôn ẩn chứa cơ hội. Đặc biệt là sự chuyển mình của startup khi ứng dụng công nghệ trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh đầy biến động.

Shark Tank Việt Nam mùa 4 ghi nhận 1.200 hồ sơ đăng ký tham dự chương trình từ các startup – con số lớn nhất từ mùa 1 tới nay. Không chỉ có các startup trên khắp mọi miền Tổ quốc đăng ký tham dự, Shark Tank mùa 4 còn thu hút sự tham gia các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và các startup người nước ngoài khởi nghiệp tại Việt Nam như Úc, Mỹ, Nhật Bản.

Trải qua 16 tập phát sóng, Shark Tank Việt Nam mùa 4 đón chào 54 startup thuộc 20 lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ, ẩm thực, thời trang, nhựa sinh học, y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ y tế, thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, giáo dục, khai vấn, nội thất, du lịch, giao thông, hàng hải, âm nhạc, kho vận, xuất khẩu lao động, đồ chơi, tranh nghệ thuật. Trong đó có 27 startup công nghệ và ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh, chiếm 50% số startup tham gia Shark Tank mùa 4.

Bên cạnh sự tham gia của các startup Việt, Shark Tank Việt Nam mùa 4 có sự xuất hiện của các startup nước ngoài, mang đến các sản phẩm tuy đơn giản nhưng lại giải quyết nhu cầu hàng ngày của người dùng một cách đầy tiện lợi và sáng tạo. Với phong thái, kỹ năng thuyết trình đầy tự tin, sự chuẩn bị chỉn chu về số liệu, các startup ngoại quốc ít nhiều khiến các nhà khởi nghiệp trong nước phải học hỏi, trui rèn lại kĩ năng gọi vốn của chính mình.

Shark Tank Việt Nam mùa 4 ghi nhận 35 thương vụ được cam kết đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng 

Trải qua 16 tập phát sóng với 54 startup lên sóng truyền hình, mùa 4 đã ghi nhận 35 thương vụ nhận được cam kết đầu tư từ các Shark với tổng số tiền cam kết là 204.678.000.000 đồng, đạt tỷ lệ 64,81%. 

Shark Đỗ Liên là Shark có nhiều thương vụ nhất mùa 4 với cam kết đầu tư hơn 62 tỷ đồng 

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 1.

Shark Đỗ Liên trở thành Shark có nhiều thương vụ nhất mùa 4 với 12 thương vụ thành công cùng tổng số tiền cam kết rót vốn là 62.178.900.000 đồng. Bà cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới các startup mang yếu tố bảo vệ môi trường và nhân văn. Các startup nhận được cam kết đầu tư từ Shark Đỗ Liên bao gồm: Vua Cua, COVO, Cloud Cook, Vulcan Augmestic, Dr. Thin, Cuccu, VMeat, VNG Education 21, iGreen, dầu lạc Tâm Trường Sinh, Mực nhảy biển Đông, LMS.

Shark Nguyễn Hoà Bình có 9 thương vụ thành công với số tiền hơn 37 tỷ đồng

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 2.

Với sự gia tăng mạnh mẽ các startup về công nghệ trong Shark Tank Việt Nam mùa 4, Shark Nguyễn Hòa Bình tỏ rõ ưu thế và trở thành hiện tượng khi liên tục đề nghị đầu tư. Tổng kết Shark Tank mùa 4, Shark Nguyễn Hòa Bình có 9 thương vụ thành công với tổng số tiền cam kết đầu tư là 37.032.550.000 đồng. Các startup được Shark Nguyễn Hòa Bình cam kết rót vốn bao gồm: Coolmate, Cloud Cook, Woay, Petkix, eLink Gate, VNG Education 21, Nobita Pro, iCare, LMS.

Shark Nguyễn Hòa Bình mang đến mùa 4 nguồn năng lượng dồi dào, những góp ý thẳng thắn, đầy chân thành và thực tế dành cho các startup chuyển đổi số. Tính quyết liệt trong đầu tư của Shark Bình được thể hiện qua màn chốt deal ấn tượng với Coolmate với pha chuyển khoản đặt cọc ngay sau cái bắt tay trên sóng, đồng thời giải ngân đầu tư cho Coolmate ngay khi chương trình vẫn còn đang phát sóng. Hay như cam kết đầu tư của Shark Bình trong thương vụ eLink Gate với sản phẩm công nghệ  "made in Việt Nam" đầu tiên đã làm bật lên niềm tự hào mang trí tuệ Việt vươn ra thế giới trong tương lai gần.

Shark Phạm Thanh Hưng với 10 thương vụ cam kết đầu tư, tổng số tiền 34 tỷ đồng

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 3.

Shark Phạm Thanh Hưng trở thành Shark chốt deal thành công nhất Shark Tank Việt Nam mùa 4 với 10 thương vụ cam kết đầu tư, trong đó có 8 thương vụ độc quyền, với tổng số tiền cam kết đầu tư là 34.026.650.000 đồng. Shark Hưng đặc biệt quan tâm đến các startup công nghệ, các sản phẩm kỹ thuật độc đáo, có khả năng mang sự đột biến. Ông không ngại cùng start up tấn công vào thị trường ngách, tạo lối đi riêng với dòng tiền ổn định, ít sự cạnh tranh. Các startup được Shark Hưng cam kết đầu tư bao gồm: COVO, Call Center, Home3D, My Storage, Cello Fundamento, CNV Holdings, Star Global 3D, EIY, Thế giới số, LMS.

Shark Nguyễn Xuân Phú có 8 thương vụ thành công, tổng số tiền cam kết đầu tư là 34,3 tỷ đồng 

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 4.

Vẫn là phong cách đầu tư tỉnh táo, chắc chắn về số liệu tài chính, Shark Nguyễn Xuân Phú gây bất ngờ trong Shark Tank Việt Nam mùa 4 khi thể hiện sự quan tâm và quyết liệt theo đuổi đến cùng các startup công nghệ. Ông không ngần ngại cạnh tranh và thay đổi đề nghị đầu tư để chiêu dụ sự đồng ý của startup về Giải pháp kinh doanh online Nobita Pro hay Ứng dụng nhà thông minh AnHome. Shark Phú cũng thể hiện sự đa dạng "khẩu vị" đầu tư của mình khi chốt deal với các startup ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, nhựa sinh học, khai vấn, chăm sóc sức khỏe... Với lợi thế sở hữu hệ sinh thái sản xuất lớn mạnh và phân phối rộng khắp, trong mùa 4, Shark Phú đã thành công chốt deal và cam kết đầu tư 34.331.150.000 đồng cho 8 startup bao gồm: BioPlas, WiiBike, Lock Cuff, Self Hiil, AnHome, Nobita Pro, dầu lạc Tâm Trường Sinh, LMS.

Shark Nguyễn Thanh Việt có 3 thương vụ thành công với số tiền cam kết là 28,6 tỷ đồng 

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 5.

Đồng hành với Shark Tank mùa 4 ở vị trí khách mời, Shark Nguyễn Thanh Việt cũng mang sự ‘hóm hỉnh’ của mình trở lại cùng các thương vụ, dùng sự từng trải và lập luận sắc bén để chiêu dụ các startup. Tuy nhiên, cũng có lúc ông bị thuyết phục ‘ngược’ bởi đó là lĩnh vực y tế với Dự án nuôi cấy tế bào miễn dịch NK trong hỗ trợ điều trị ung thư của startup Đinh Ngọc Hải. Tổng cộng, ông có 3 thương vụ thành công với con số tiền 28.609.000.000 đồng. Các startup được Shark Việt cam kết đầu tư bao gồm: BluSaiGon, JVM, Equo.

Shark Louis Nguyễn cam kết đầu tư cho 2 startups với tổng số tiền 3 tỷ đồng 

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 6.

Bất ngờ quay trở lại Shark Tank Việt Nam mùa 4, Shark Louis Nguyễn và Shark Thái Vân Linh mang phong cách từ các Quỹ đầu tư nước ngoài, chỉ được thuyết phục khi các startup có sự chuẩn bị cụ thể về số liệu và mô hình kinh doanh. Trong mùa này, Shark Louis Nguyễn cam kết đầu tư cho 2 startup Vmeat và VNG Education 21 với tổng số tiền là 3.000.000.000 đồng. 

Shark Thái Vân Linh có 3 thương vụ với tổng số tiền cam kết là 5,96 tỷ đồng 

Kỷ lục của Shark Tank mùa 4: 35 thương vụ được đầu tư với số tiền gần 205 tỷ đồng, Shark Liên có nhiều thương vụ nhất - Ảnh 7.

Shark Thái Vân Linh - nhà đầu tư trẻ, năng động dành nhiều sự quan tâm tới giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong Shark Tank Việt Nam mùa 4. Bà có 3 thương vụ thành công với startup EIY, Edubox, LMS cùng tổng số tiền cam kết đầu tư là 5.960.900.000 đồng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.