Là cứu tính hoàn hảo giải 'cơn khát' khí đốt châu Âu nhưng loại tàu đặc biệt này chỉ có số lượng đúng... 50 chiếc trên toàn cầu

02/12/2022 09:32
Có thể nói tàu chứa nổi rất quan trọng trong "cuộc chiến năng lượng" của châu Âu với Nga. Tuy nhiên số lượng trên toàn thế giới chỉ có... 50 chiếc và giá khí đốt đang tăng trở lại khi kho dự trữ đang vơi dần.
Là cứu tính hoàn hảo giải cơn khát khí đốt châu Âu nhưng loại tàu đặc biệt này chỉ có số lượng đúng... 50 chiếc trên toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

"Cứu tinh" hoàn hảo nhưng không bền

Châu Âu đã tăng cường các tàu lưu trữ và tái chế khí nổi hay còn được gọi là tàu FSRU - hệ thống tàu quan trọng trong vận chuyển và lưu trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển kể từ khi Nga cắt dòng chảy khí đốt qua đường ống tới lục địa này vào mùa hè vừa qua. Những con tàu này có thể giúp các quốc gia tăng nhanh khả năng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, tuy nhiên hiện trên thế giới chỉ có vỏn vẹn 50 chiếc.

Đây không chỉ là tin buồn đối với châu Âu khi khối này chưa kịp mừng vì thoát khỏi cuộc khủng hoảng khí đốt trong năm nay mà đây còn là tin buồn đối với các quốc gia đang nhập khẩu LNG trên toàn thế giới.

Các tàu FSRU này được kết nối với các cảng hiện có, nơi chúng chuyển đổi LNG đặc lại thành dạng khí, sau đó được bơm vào các đường ống kết nối trên bờ. Nếu so với nhà ga khí đốt cố định trên bờ, những con tàu này chỉ mất một nửa thời gian để xây dựng và chỉ tốn 60% chi phí. Điều này khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các quốc gia đang phát triển mà họ đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt.

Đối với Bỉ, Chính phủ Brussels hiện nay đang coi chúng là một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Liên minh châu Âu cần nhanh chóng cắt giảm mức độ tiếp xúc với khí đốt của Nga nhưng cuối cùng cũng phải chuyển từ LNG sang các dạng năng lượng sạch hơn trong bối cảnh họ muốn các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời chiếm ít nhất 40% trong tổng năng lượng của khối vào năm 2030. Bởi vậy việc thuê một chiếc tàu FSRU là một giải pháp hoàn hảo.

Là cứu tính hoàn hảo giải cơn khát khí đốt châu Âu nhưng loại tàu đặc biệt này chỉ có số lượng đúng... 50 chiếc trên toàn cầu - Ảnh 2.

Nhà ga LNG tại Đức. Ảnh: WSJ

Trong khi Tây Ban Nha và Anh có năng lực nhập khẩu LNG tốt, Đức và Hà Lan có truyền thống dựa vào đường ống dẫn khí đốt từ Nga và cần cải thiện khả năng tiếp nhận hàng hóa bằng đường biển. Hà Lan đang lắp đặt hai tàu FSRU tại cảng Eemshaven của mình, có thể xử lý 8 tỷ mét khối hàng nhập khẩu mỗi năm khi chúng được đưa vào hoạt động hết công suất. Cùng với việc mở rộng kho cảng nhập khẩu LNG hiện có ở Rotterdam, quốc gia này sẽ tăng gấp đôi công suất nhập khẩu kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu.

Đức đã thuê khoảng sáu chiếc tàu FSRU và hiện đang lắp đặt một tại Lubmin - địa điểm gần cảng nơi các dòng chảy từ đường ống Nord Stream của Nga từng đến. Những dự án này và các dự án mở rộng cảng khác sẽ tăng 15% công suất tái khí hóa LNG tổng thể của EU trong mùa đông này.

Năm 2022 đã đánh dấu một sự thay đổi đối với chủ sở hữu của những con tàu vốn "ế ẩm" vào thời gian trước đây. Năm ngoái, chi phí thuê một trong những con tàu này chỉ là 100.000 USD/ngày và nhu cầu ở mức rất thấp. Tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng gấp đôi trong 12 tháng qua và được dự báo sẽ duy trì ở mức cao. Nguồn cung sẽ vẫn eo hẹp do các nhà máy đóng tàu ở Hàn Quốc, nơi chúng thường được sản xuất, đã kín đơn hàng trong vài năm.

Kể từ khi lên sàn vào tháng 4 năm nay, cổ phiếu của Excelerate Energy, công ty sở hữu 1/5 số tàu FSRU trên thế giới, đã tăng 20%. Các tàu của công ty này được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra các thị trường LNG mới ở các quốc gia như Pakistan.

Giá khí đốt tăng trở lại

Các hợp đồng khí đốt tương lai chuẩn đã tăng tới 13% lên mức cao nhất kể từ ngày 13 tháng 10. Theo Maxar Technologies Inc. và Marex, nhiệt độ trên khắp châu Âu có thể sẽ giảm mạnh kể từ tháng 12 sau khi nhiệt độ tương đối ôn hòa vào tháng 11 vừa qua và có thể sẽ lạnh hơn so với mức trung bình.

Một mùa đông khắc nghiệt có thể khiến lục địa này dễ bị siết chặt nguồn cung hơn sau khi Nga cắt hầu hết dòng khí đốt qua đường ống trong mùa hè. Khí đốt tự nhiên hóa lỏng đã giúp bổ sung các lô hàng bị thiếu và làm đầy các hồ chứa, nhưng các kho dự trữ đang bắt đầu giảm. Giá xăng cao hơn bốn lần so với bình thường vào thời điểm này trong năm, thúc đẩy lạm phát và gây tổn hại cho các nền kinh tế.

Hợp đồng tương lai tháng trước của Hà Lan TTF - điểm chuẩn châu Âu đã cao hơn 6,8% ở mức 156,38 euro/MWh. Hợp đồng tương đương của Vương quốc Anh cũng đã tăng 6,9%. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng để vượt qua mùa đông. Nếu một đợt lạnh giá cũng tấn công châu Á, nhu cầu trong khu vực có thể tăng cao và làm gia tăng cạnh tranh về hàng hóa và có khả năng đẩy giá lên cao.

Theo WSJ, Bloomberg

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
4 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
5 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
5 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
6 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.977.998 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.05 %

+ 0.01

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.288.525 VNĐ / tấn

295.03 UScents / lb

0.02 %

+ 0.06

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.135.508 VNĐ / tấn

978.38 UScents / bu

0.06 %

+ 0.63

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.110.920 VNĐ / tấn

289.55 USD / ust

0.05 %

- 0.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
7 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
8 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
11 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
1 ngày trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.