Là lĩnh vực không thể thiếu đối với học sinh, đây là nguyên nhân tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện cuộc trấn áp chưa từng có với ngành gia sư online

03/08/2021 19:41
Tại Trung Quốc, dịch vụ gia sư đã được nhiều gia đình khá giả và tầng lớp trung lưu là một "phương tiện" để nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như địa vị xã hội.

Khi đại diện của một số công ty lớn trong lĩnh vực gia sư tham dự cuộc họp với Bộ Giáo dục Trung Quốc vào tháng 3, họ được thông báo rằng tài liệu và nội dung giảng dạy chỉ được coi là ấn phẩm và sẽ trải qua quá trình kiểm duyệt nâng cao.

Những người tham dự cuộc họp cho biết, các đại diện đã đồng ý hợp tác nhưng giải thích rằng họ không thể thay đổi nội dung tài liệu một sớm một chiều. Ngoài ra, đây cũng không phải điều dễ dàng đối với cả các nhà quản lý ngành giáo dục. Nguyên nhân là bởi quá trình kiểm duyệt sẽ cần khá nhiều nhân sự.

Là lĩnh vực không thể thiếu đối với học sinh, đây là nguyên nhân tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện cuộc trấn áp chưa từng có với ngành gia sư online - Ảnh 1.

Sau đó, vào tháng trước, trước khi Bộ Giáo dục đưa ra kế hoạch chi tiết, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã cấm các công ty dạy thêm kinh doanh vì lợi nhuận. Nội các Trung Quốc cũng yêu cầu hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty này. Động thái cứng rắn được đưa ra sau nhiều năm hoạt động, dạy/học thêm được coi là cách luyện thi quan trọng và là con đường sinh lời lớn đối với ngành này.

Và cứ như vậy, một ngành trị giá hàng chục tỷ USD và từ lâu được coi là thiết yếu trong các kỳ thi trung học đã rơi vào cảnh lao đao.

Nguồn tin thân cận chia sẻ với SCMP: "Cuộc trấn áp chưa từng có này là được chỉ thị từ cấp trên, không chỉ là Bộ Giáo dục. Mục đích của động thái này không phải nhắm vào lĩnh vực tư nhân, mà là chấn chỉnh nền giáo dục."

Trong khi một số công ty giáo dục nhỏ phá sản hoặc đóng cửa trong thời kỳ đại dịch, một số nền tảng gia sư trực tuyến lớn hơn lại phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tăng cao và khoản lợi nhuận là rất lớn. Tổng cộng 13 tổ chức kinh doanh dịch vụ này của Trung Quốc đã niêm yết vào năm 2020. Một trong số đó niêm yết tại đại lục, và hầu hết là ở Hồng Kông và Mỹ, theo PwC.

Là lĩnh vực không thể thiếu đối với học sinh, đây là nguyên nhân tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện cuộc trấn áp chưa từng có với ngành gia sư online - Ảnh 2.

Nền tảng phân tích và khai thác dữ liệu iiMedia Research ước tính, giá trị vốn hóa của thị trường giáo dục trực tuyến của Trung Quốc đã tăng khoảng 10% lên 454 tỷ CNY (70,25 tỷ USD) vào năm 2020. Trong khi đó, công ty nghiên cứu và tư vấn Frost & Sullivan dự báo rằng lĩnh vực này sẽ đạt vốn hóa 99,3 tỷ USD vào năm 2023.

Trong những năm gần đây, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - gồm Alibaba, Tencent và ByteDance, cũng đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực này.

Miao Lu - tổng thư ký tổ chức nghiên cứu Centre for China and Globalisation (CCG), nhận định: "Thị trường đã quá chủ quan và giới chức Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng lĩnh vực giáo dục cần phải giữ khoảng cách nhất định với nguồn vốn. Động thái này giống như chính phủ đang ‘phanh gấp’, nhưng nếu không làm như vậy, thì sự cạnh tranh khốc liệt về vốn sẽ không dừng lại."

Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu các trung tâm gia sư hạn chế số lượng bài tập về nhà và các buổi giảng dạy online. Đầu năm nay, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cho biết nhà nước cần tăng cường giám sát với ngành giáo dục trực tuyến. Tháng 6, Bộ Giáo dục đã thành lập một bộ phận mới để giám sát hoạt động dạy thêm sau giờ học.

Năm 2018, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng chỉ trích dịch vụ gia sư trực tuyến. Ông nói rằng hoạt động này làm tăng gánh nặng tài chính cho học sinh và gia đình, cũng như "phá vỡ trật tự bình thường của lĩnh vực giáo dục."

Là lĩnh vực không thể thiếu đối với học sinh, đây là nguyên nhân tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện cuộc trấn áp chưa từng có với ngành gia sư online - Ảnh 3.

Trong khi thắt chặt quy định đối với lĩnh vực dạy thêm, Trung Quốc vẫn đầu tư mạnh mẽ vào ngành dạy nghề. Lĩnh vực này nằm trong kế hoạch Made in China 2025, nhằm cải thiện ngành công nghệ cao, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và tận dụng Sáng kiến Vành đai Con đường để liên kết các nền kinh tế thành một mạng lưới thương mại lấy Trung Quốc là trung tâm.

Giờ đây, Trung Quốc sở hữu hệ thống dạy nghề lớn nhất thế giới. Theo Tân Hoa xã, năm 2020, Bắc Kinh đã phân bổ 25,71 tỷ CNY để thúc đẩy ngành này. Giới chức cũng nhấn mạnh, đối với những sinh viên không có cơ hội học đại học, trường nghề là một con đường khác để họ hoàn thiện bản thân.

Dẫu vậy, các bậc phụ huynh thuộc tầng lớp trung lưu lại không có quan điểm như vậy. Do đó, cuộc trấn áp gần đây gây ra mối lo ngại lớn cho họ. Tại Trung Quốc, dịch vụ gia sư đã được nhiều gia đình khá giả và tầng lớp trung lưu là một "phương tiện" để nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như địa vị xã hội. 

Là lĩnh vực không thể thiếu đối với học sinh, đây là nguyên nhân tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện cuộc trấn áp chưa từng có với ngành gia sư online - Ảnh 4.

Chị Zhang - sống tại Bắc Kinh, chia sẻ: "Mỗi ngày tôi đều thấy mệt mỏi. Tôi không biết có thể đăng ký các lớp học cho con gái hay không. Tôi không thể chấp nhận việc không cho con gái đi học thêm, bởi cơ chế chọn trường không hề thay đổi. Các bậc phụ huynh đều muốn con mình được đi học ở những trường tốt."

Trong khi đó, ngành gia sư đang bắt đầu thực hiện những đợt sa thải nhân sự. Thứ Ba tuần trước, trong một cuộc họp online với hơn 9.000 nhân viên, Zhang Xinbang - đồng sáng lập của TAL Education, cho biết việc sa thải đối với một số nhân viên là điều không thể tránh khỏi.

Miao đến từ CCG cho biết, những thay đổi trong tương lai đối với giáo dục ở Trung Quốc sẽ vẫn cần phải xét đến các lực lượng thị trường, ít nhất là ở một mức độ nào đó, vì không thể dựa hoàn toàn vào chính phủ.

Bà nói: "Kể từ khi cải cách và mở cửa, đặc biệt là trong những năm gần đây, giáo dục định hướng thị trường đã giúp Trung Quốc hiện đại hóa và quốc tế hóa giáo dục. Các công ty gia sư đã đóng một vai trò rất tích cực trong quá trình này. Trung Quốc vẫn sẽ cần đến họ trong tương lai."

Tham khảo SCMP

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
4 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
3 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
3 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
2 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
35 phút trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
1 phút trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
17 giờ trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
18 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
20 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.