Là nền kinh tế lớn đầu tiên hồi sinh, nhưng sự hồi phục kinh tế TQ có bị "tô hồng"?

28/09/2020 08:59
Theo hãng phân tích độc lập China Beige Book (CBB), Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên phục hồi sau tác động của COVID, nhưng sự hồi sinh này không đồng đều và bị thổi phồng.

Nền kinh tế lớn đầu tiên hổi sinh

Một cuộc khảo sát các doanh nghiệp Trung Quốc do CBB thực hiện, cho thấy rằng đối với "nhóm các tập đoàn" - các doanh nghiệp lớn ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Đông - nền kinh tế đang tăng tốc. Dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 3,2% trong quý II năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm kỷ lục 6,8% trong 3 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty ở đa số các khu vực khác đều ghi nhận mức phục hồi chậm hơn nhiều.

Một số nhà phân tích dự báo tăng trưởng quý 3 sẽ là hơn 5%, nhưng nghiên cứu cho thấy một quá trình phục hồi diễn ra không đồng đều trong thực tế.

Tăng trưởng sản lượng và doanh thu khối doanh nghiệp ở hầu hết các khu vực dự kiến ​​sẽ thấp hơn trong khoảng thời gian từ tháng 7- 9 so với cùng kỳ năm ngoái, ngay cả khi các điều kiện kinh tế đã được cải thiện kể từ quý 2.

Theo cách tính của CCB, về sản lượng, các trung tâm công nghiệp phía đông Trung Quốc bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô đã chuyển từ mức điểm 60/100 trong quý 3 năm 2019 lên 49 điểm cùng kì năm nay, mặc dù con số này đã được cải thiện nhiều so với mức 8 điểm trong quý trước đó.

Trung tâm công nghiệp ở phía nam bao gồm Quảng Đông và Phúc Kiến đã giảm 5 điểm so với cùng kỳ năm ngoái xuống 47 điểm trong quý 3, nhưng chỉ số này đã tăng đáng kể từ mức âm 4 của quý II.

Ở khu vực hỗn hợp gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Đông và Hà Bắc, chỉ số sản lượng hiện ở mức 48, giảm 28 điểm so với mức 67 điểm của một năm trước đó, nhưng một lần nữa, chỉ số này có vẻ tốt hơn đáng kể so với quý 2.

Tuy nhiên, một số khu vực thậm chí không ghi nhận sự cải thiện về sản lượng từ quý 2 - quý 3, chủ yếu là các khu vực nội địa và vùng sâu vùng xa ở phía bắc và phía tây. Đối với các doanh nghiệp ở Tây Tạng, Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương, sản lượng trong quý 3/2020 kém hơn 30 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

"Đối với các công ty lớn và những công ty có trụ sở tại ba vùng duyên hải lớn - nền kinh tế đang tăng tốc. Đây là sự phục hồi mà Bắc Kinh muốn nhấn mạnh và hầu hết các nhà quan sát nước ngoài đều có thể nhận thấy", ông Derek Scissors, nhà kinh tế trưởng tại CBB. "Nhưng doanh nghiệp ở các khu vực còn lại của Trung Quốc không ghi nhận sự phục hồi tích cực như vậy", ông nói thêm.

Phục hồi không cân bằng

Hãng CBB đã khảo sát 3.300 công ty của Nhà nước và tư nhân trên 34 lĩnh vực ở tất cả các tỉnh và khu vực tại Trung Quốc. Cuộc khảo sát cho thấy trên 8 khu vực chọn trước, tăng trưởng trong doanh thu trong quý 3 thấp hơn so với một năm trước đó.

Xu hướng này tương thích với các dữ liệu chính thức khi lĩnh vực sản xuất đã hồi phục mạnh hơn các lĩnh vực khác, cho thấy nền kinh tế quốc gia đông dân nhất thế giới đang phục hồi theo 2 cấp độ. Cung đã vượt qua cầu trong cả năm, với doanh số bán lẻ và kim ngạch nhập khẩu có xu hướng thấp hơn nhiều so với sản lượng công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu.

Mặc dù nghiên cứu của CBB có thể không trùng khớp với dữ liệu chính thức, nhưng sự mất cân đối trong quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã rõ ràng ngay từ đầu năm, khi các nhà máy nhanh chóng mở cửa và nối lại hoạt động xuất khẩu, trong khi nhiều nhà hàng, rạp chiếu phim và các lĩnh vực dịch vụ khác vẫn buộc phải đóng cửa.

Vào tháng 2 và tháng 3 năm nay, các doanh nghiệp sản xuất lớn đã nhanh chóng hoạt động trở lại gần hết công suất, trong khi các nhà máy nhỏ hơn phải vật lộn với việc vận hành các dây chuyền sản xuất do quy định hạn chế đi lại đối với lao động nhập cư.

Theo tập đoàn Normura, ngay cả khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng cao hơn trong quý 3, các lượt di chuyển bằng tàu điện ngầm qua các thành phố lớn vẫn thấp hơn đáng kể so với năm ngoái. Trong tuần tính đến ngày 20 tháng 9, số lượt di chuyển đã giảm 11,1% ở Thượng Hải, 18,2% ở Bắc Kinh và 10,9% ở Quảng Châu so với một năm trước.

Nghiên cứu trong ngành dịch vụ ăn uống do hãng Nomura trích dẫn cho thấy trong cùng tuần, doanh thu nhà hàng đã giảm 28,6% so với đầu tháng 1, trước khi quy định đóng cửa do phong tỏa được áp dụng, ngay cả khi số lượng nhà hàng đang hoạt động tăng hơn so với trước đó. Trong khi đó, doanh thu rạp chiếu phim đã giảm 48,6% trong tuần tính đến ngày 19/ 9 so với một năm trước.

Tuy nhiên, tập đoàn Nomura đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong quý thứ 3 lên 5,3% cao hơn so với ước tính trước đó là 4,2%. "Sự phục hồi của Trung Quốc chắc chắn là rất ấn tượng, đặc biệt là khi so sánh với các nền kinh tế lớn khác vẫn còn chật vật chống đỡ với đại dịch COVID. Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá thấp những trở ngại phía trước" trích ý kiến của các nhà nghiên cứu do nhà kinh tế trưởng Lu Ting của tập đoàn Nomura.

Tin mới

Giảm giá sập sàn, Black Friday đã hết hấp dẫn?
2 giờ trước
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Black Friday (29-11) - đợt giảm giá "sập sàn" cho mùa mua sắm cuối năm nhưng nhiều cửa hàng tại TP HCM khá ảm đạm.
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
3 giờ trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Black Friday đúng đợt rét nhất từ đầu mùa, người Hà Nội đổ xô mua quần áo
3 giờ trước
Dịp Black Friday năm nay vào đúng đợt Hà Nội chuyển lạnh nên các cửa hàng quần áo thu hút đông đảo khách tới mua sắm.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
3 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
3 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
23/11/2024 07:18
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.