Hiện nay nhiều nông dân chuyển sang mô hình trồng bắp lấy thân làm thức ăn cho gia súc ăn và trồng nho để lấy lá bán cho doanh nghiệp muối chua xuất khẩu đi nước ngoài.
Năm 2020, tỉnh Đồng Nai có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất nông nghiệp mới, lạ, trong đó thể kể đến mô hình nông dân trồng bắp bán thân cây chế biến làm thức ăn cho gia súc ăn; nông dân trồng nho bán lá cho doanh nghiệp muối chua xuất khẩu.
Ngày 29/12, Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh Đồng Nai.
Tại buổi họp báo, theo thống kê của Cục Thống kê hiện nông dân tỉnh Đồng Nai có nhiều người chuyển sang trồng bắp lấy thân, trồng nho bán bán cho doanh nghiệp muối chua xuất khẩu đi nước ngoài. |
Theo đó năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp nhưng sản xuất nông lâm nghiệp – thuỷ sản của tỉnh Đồng Nai vẫn tăng trưởng mạnh.
Nhiều nông dân Đồng Nai đang trồng nho chủ yếu để lấy lá bán cho doanh nghiệp làm muối chua xuất khẩu |
Tỉnh Đồng Nai đã cơ bản khống chế được dịch tả heo châu Phi, hiện đang phục hồi chăn nuôi heo.
Do khí hậu, thời tiết khá thuận lợi nên các biện pháp thúc đẩy sản xuất được các ngành chức năng và địa phương tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh thực hiện vì vậy nông lâm nghiệp và thuỷ sản dự ước tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Dự kiến, giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản năm 2020 của tỉnh Đồng Nai đạt trên 43.000 tỷ đồng, tăng 3,69% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt trên 39.000 tỷ đồng, tăng 3,73% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Đồng Nai ước đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 2,33%.
Nông dân tỉnh Đồng Nai cũng chuyển sang trồng bắp lấy thân bán làm thức ăn cho gia súc thay vì trồng bắp lấy hạt. |
Trong lĩnh vực trồng trọt hiện nay diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh Đồng Nai đạt trên 148.000ha, giảm gần 7.000ha so với cùng kỳ.
Hiện nay nhiều nông dân chuyển sang mô hình trồng bắp lấy thân làm thức ăn cho gia súc ăn và trồng nho để lấy lá bán cho doanh nghiệp muối chua xuất khẩu đi nước ngoài.
Ngoài ra một số diện tích lớn đã được bàn giao để phục vụ xây dựng sân bay Long Thành. Do đó diện tích trồng cây hàng năm giảm.
Còn diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện hiện khoảng trên 169.000ha, trong đó chủ yếu là diện tích cây ăn trái, chiếm khoảng trên 69.000ha.
Nguyên nhân diện tích cây ăn trái tăng là do thời gian qua người dân đua nhau trồng bưởi, chuối, sầu riêng. Cây ăn trái tăng diện tích cũng đã làm giảm diện tích điều, tiêu, cà phê, cao su trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Clip: Ông Lê Hữu Nhân, Trưởng phòng thống kê tổng hợp, Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai nói về mô hình nông dân trồng nho lấy lá bán cho doanh nghiệp muối chua xuất khẩu đi nước ngoài.
Về vấn đề chăn nuôi, đến nay sau một thời gian dài cố gắng, tỉnh Đồng Nai cũng cơ bản khôi phục được chăn nuôi sau các đợt dịch tả lợn châu Phi cũng như dịch Covid-19 trên người. Tuy nhiên do giá heo giống tăng cao nên đầu vào gặp nhiều khó khăn cho tiến độ tái đàn, nhất là đối với nông dân.
Theo ông Lê Hữu Nhân, Trưởng phòng thống kê tổng hợp, Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, mô hình trồng bắp lấy thân và trồng nho lấy lá là mô hình mới xuất hiện trong năm 2020 của nông dân Đồng Nai.
Hiện tại vẫn chưa đánh giá được giá trị, năng suất của mô hình trồng nho bán lá, nhưng hiện có khoảng 10ha nho trồng lấy lá bán tại TP Long Khánh. "Nông dân trồng và bán toàn bộ lá nho cho một doanh nghiệp sau đó doanh nghiệp đưa về tỉnh Bình Dương ủ, muối chua và xuất khẩu sang Hàn Quốc", ông Lê Hữu Nhân, Trưởng phòng thống kê tổng hợp, Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai thông tin.
(Theo Dân Việt)