Lạc quan thị trường xuất khẩu gạo

23/01/2018 15:32
Bước vào tháng đầu tiên của năm 2018, thị trường xuất khẩu gạo đã đón nhận những tín hiệu tích cực từ những thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Những người trong cuộc cho rằng do điều kiện thời tiết bất lợi xuất hiện ở những quốc gia nên nhu cầu về gạo đang tăng lên. Trong khi đó ở trong nước đã xuất hiện tình trạng mua “lúa non” ngay trên đồng.

Lạc quan thị trường xuất khẩu gạo

Bước vào tháng đầu tiên của năm 2018, thị trường xuất khẩu gạo đã đón nhận những tín hiệu tích cực từ những thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Những người trong cuộc cho rằng do điều kiện thời tiết bất lợi xuất hiện ở những quốc gia nên nhu cầu về gạo đang tăng lên. Trong khi đó ở trong nước đã xuất hiện tình trạng mua “lúa non” ngay trên đồng.

Tín hiệu xuất khẩu gạo tích cực ngay đầu năm khi nhu cầu thị trường khá lớn. Ảnh: Trung Chánh

Tín hiệu tốt, nhưng…

Sau khi Indonesia ban hành giấy phép nhập khẩu 500.000 tấn gạo, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức có thông báo, yêu cầu doanh nghiệp hội viên đăng ký số lượng, chủng loại cũng như mức giá có thể giao hàng để đơn vị này tổng hợp dự thầu.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết thông báo nêu trên được VFA gửi đến các doanh nghiệp hội viên hôm 17-1-2018 và hạn chót của quá trình đăng ký được VFA chốt vào 9 giờ sáng ngày 18-1-2018.

Theo ông Bình, chủng loại gạo được VFA yêu cầu doanh nghiệp đăng ký là 5%, 15% và 25% tấm. Điều này đồng nghĩa phía Indonesia sẽ nhập khẩu chủng loại gạo ở phân khúc này. Thời gian giao hàng chậm nhất đến kho của Indonesia là ngày 28-2-2018. “Vì vậy, chỉ trong nay mai, Indonesia sẽ chính thức mở thầu”, ông Bình dự đoán.

Trong khi đó, theo thông báo từ phía Indonesia, nguồn gạo được quốc gia này đồng ý nhập khẩu đến từ Thái Lan và Việt Nam. Indonesia quyết định nhập khẩu gạo gấp rút nhằm làm dịu giá lương thực đang tăng cao ở quốc gia này. Việc nhập khẩu sẽ được điều phối bởi Cơ quan hậu cần nhà nước Indonesia (Bulog) và Công ty thương mại nhà nước Perusahaan Perdagangan Indonesia (PPI) làm nhà nhập khẩu.

Trước đó, Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam, cũng tuyên bố sẽ sớm nhập 250.000 tấn gạo cho kho dự phòng của Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA). Nhưng thời gian và cách thức thực hiện hợp đồng vẫn phải đợi Ủy ban an ninh lương thực quốc gia thông qua. Trong khi đó, thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo trong năm 2018, Philippines sẽ nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn gạo.

Sở dĩ nhu cầu nhập khẩu gạo từ Indonesia và Philippines được xem là yếu tố tích cực cho ngành hàng này của Việt Nam ngay từ đầu năm 2018 là bởi nhu cầu của Philippines thường xuất hiện trong mùa giáp hạt (từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm). Trong khi đó, Indonesia trong những năm gần đây đã hạn chế nhập khẩu gạo đến mức thấp nhất, thậm chí liên tục trong nhiều năm họ tuyên bố không nhập khẩu gạo. Vì vậy, quyết định mua 500.000 tấn ngay đầu năm là tin khá tích cực cho Việt Nam.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Bình của Trung An cho rằng, hợp đồng 500.000 tấn của Indonesia chưa hẳn là hợp đồng tốt. Vì theo kinh nghiệm của ông, mức giá được phía Indonesia đưa ra thường rất thấp, trong khi thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm, giá lúa gạo thị trường nội địa hiện đang tăng rất cao.

Cụ thể, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Yến Ngọc, cho biết gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, Tiền Giang được giao dịch ở mức 7.900-8.000 đồng/ kg, tăng 800-1.000 đồng/kg chỉ trong vòng 10 ngày nay; gạo thơm nguyên liệu dao động quanh mức 9.200-9.500 đồng/kg, cũng tăng 800-1.000 đồng/kg trong 10 ngày trở lại đây.

Đặt mua lúc lúa chưa trổ đòng

Tích hiệu tích cực như trên cộng với những thông tin dự báo nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc sẽ tăng mạnh, nhất là trong bối cảnh thời tiết bất lợi như diễn biến gần đây đã khiến giới kinh doanh lúa gạo sẵn sàng “vung tiền mua lúa non” trên đồng.

Ông Nguyễn Văn Được, một người chuyên môi giới, mua bán lúa ở Tiền Giang cho biết, hầu hết các diện tích lúa gieo sạ chỉ mới 30-40 ngày tuổi (lúa chưa trổ đòng) đều đã được thương lái đặt tiền cọc gom mua.

Ông Được cho biết, mọi năm cũng có hiện tượng mua “lúa non”, nhưng khi lúa đã trổ đòng. “Còn năm nay, sức mua mạnh hơn rất nhiều khi doanh nghiệp và giới đầu cơ kinh doanh gạo mua cả lúa mới 30-40 ngày tuổi, thậm chí lúa mới gieo sạ và diện tích bao nhiêu cũng gom hết”, ông Được nhấn mạnh.

Theo ông Được, nếu như mọi năm doanh nghiệp và giới đầu cơ kinh doanh gạo chỉ đồng ý đặt cọc 2 triệu đồng/ ha, thì năm nay tăng lên 3 triệu đồng/ha, thậm chí có nơi là 4-5 triệu đồng/ha. Mức giá giao dịch năm nay cũng cao hơn năm ngoái khá nhiều. “Chẳng hạn, lúa IR 50404 tươi năm ngoái là 4.500 đồng/kg, thì năm nay doanh nghiệp sẵn sàng mua với giá 5.000-5.100 đồng/kg”, ông cho biết.

Tuy nhiên, thông tin từ những người trong cuộc cho biết, mức giá 5.000- 5.100 đồng/kg đối với giống IR 50404 tươi cũng không phải là mức giá thực được giao dịch trên thị trường hiện nay. Bà Yến của doanh nghiệp Yến Ngọc cho biết, lúa IR 50404 tươi thực tế hiện được giao dịch quanh mức 5.300-5.400 đồng/kg, tức cao hơn mức giá được doanh nghiệp và giới đầu cơ kinh doanh gạo đặt cọc mua “lúa non” là 200-300 đồng/kg.

Một số hộ nông dân cho biết việc chấp nhận bán với giá thấp hơn giá thị trường hiện nay khoảng 200-300 đồng/kg cũng là một quyết định mang tính đánh cược với may rủi. Nghĩa là, nếu khi lúa thu hoạch mà giá tiếp tục tăng thì họ lỗ, còn giá sụt giảm thì họ lời vì doanh nghiệp cam kết khi thu hoạch, giá có tăng hay giảm họ cũng đồng ý mua với mức giá đã đặt tiền cọc.

Trung Chánh

Tin mới

Bên trong cơ sở sản xuất nước hoa giả ‘Made in Dubai’
8 giờ trước
Nước hoa được pha chế từ các loại hóa chất, theo cách thủ công bằng cách cho vào 1 nồi lớn, sau đó dùng máy đánh trứng đánh lên cho các dung dịch hòa quyện vào nhau. Sau đó bơm vào các chai nhỏ có dung tích từ 10-50 ml. Các chai, lọ nước hoa sẽ được dán nhãn mác, vỏ hộp có in giả xuất xứ “Made in Dubai (UAE)”, mã vạch… và bán ra thị trường.
1 công ty làm món bánh dân dã của Việt Nam, xuất khẩu thu về hàng trăm tỷ đồng: Chinh phục cả Mỹ, Nhật
8 giờ trước
Loại bánh bình dị của người Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính, mang về doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Giá điện 2.204 đồng 1 kWh, mỗi nhà tốn thêm bao nhiêu?
7 giờ trước
Bên cạnh giá điện tăng, có một chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ khó khăn.
Vừa mới ra mắt, iPhone mới nhất của Apple đã giảm giá tiền triệu
7 giờ trước
Dù mới vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam, mẫu iPhone mới nhất hiện nay của Apple là iPhone 16e đã có mức giảm đáng kể.
Thế giới nhiếu biến động, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?
6 giờ trước
Theo dự báo của các chuyên gia, giá vàng tuần tới sẽ có những diễn biến khó lường khi phụ thuộc vào tình hình bất ổn định trên thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.487.292 VNĐ / tấn

171.30 JPY / kg

0.58 %

- 1.00

Đường

SUGAR

10.181.612 VNĐ / tấn

17.78 UScents / lb

1.60 %

+ 0.28

Cacao

COCOA

238.629.569 VNĐ / tấn

9,187.00 USD / mt

1.31 %

+ 119.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.555.190 VNĐ / tấn

395.63 UScents / lb

0.22 %

- 0.88

Gạo

RICE

14.585 VNĐ / tấn

12.34 USD / CWT

1.08 %

- 0.13

Đậu nành

SOYBEANS

9.964.005 VNĐ / tấn

1,044.00 UScents / bu

0.70 %

+ 7.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.420.732 VNĐ / tấn

294.10 USD / ust

0.20 %

- 0.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Ngoài sầu riêng, một nông sản khác từ Việt Nam là đối thủ lớn của Thái Lan: Trung Quốc săn mua gần 90% sản lượng, nước ta xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới
4 giờ trước
Trung Quốc hiện đang tiêu thụ mặt hàng này nhiều nhất thế giới.
Vừa ngừng nhập khẩu từ Mỹ, một ngành hàng của Trung Quốc gặp sóng gió: ‘Cứu tinh’ chậm trễ giao hàng, nhập khẩu giảm xuống thấp nhất trong một thập kỷ
13 giờ trước
Lượng đậu nành nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 4 đạt mức thấp nhất trong thập kỷ do gián đoạn thương mại.
Điều gì khiến trái cây Thái Lan dần biến mất tại Việt Nam?
17 giờ trước
Dù đang vào mùa nhưng trái cây Thái Lan như: bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… lại ít lạ thường
Hàng trăm nghìn tấn 'vàng trắng' từ Mỹ đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm
1 ngày trước
Mỹ vươn lên trở thành nhà cung cấp số 1 của Việt Nam ở mặt hàng này.