Lãi cao kỷ lục năm 2022, nhưng các doanh nghiệp ngành phân bón đã bước qua đỉnh lợi nhuận?

11/02/2023 05:49
Thuận lợi trong xuất khẩu cộng với giá bán cao khiến hàng loạt doanh nghiệp trong ngành báo lãi năm tăng cao, xô đổ kỷ lục cũ.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2022 cả nước xuất khẩu trên 1,75 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trị giá xuất khẩu trên 1,09 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục từng ghi nhận đối với ngành hàng phân bón và mức tăng trưởng 96% so với cùng kỳ năm trước cũng ghi nhận cao nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Lãi cao kỷ lục năm 2022 nhưng các doanh nghiệp ngành phân bón đã bước qua đỉnh lợi nhuận? - Ảnh 1.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan

Năm 2022 chứng kiến làn sóng giá phân bón thế giới tăng trưởng đột biến kéo theo kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp trong ngành đạt mức cao kỷ lục kể từ khi hoạt động. Nhiều yếu tố "thiên thời, địa lợi" như xuất khẩu thuận lợi, giá phân bón tăng vọt do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine giúp hàng loạt "tên tuổi" trong ngành báo lãi đột biến.

Lợi nhuận năm đột biến, song đã qua thời "thịnh vượng"?

Thuận lợi trong xuất khẩu cộng với giá bán cao khiến hàng loạt "ông lớn" trong ngành như: Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, một số thành viên trong Tập đoàn hóa chất Việt Nam như DAP-Vinachem,.. báo lãi năm 2022 tăng cao, xô đổ kỷ lục cũ.

Tuy nhiên, nhìn rõ hơn vào bức tranh từng quý, lợi nhuận ngành phân bón đã đạt đỉnh vào quý 2 trước khi lao dốc nhanh chóng vào 2 quý cuối năm.

Cụ thể, “ông lớn” Đạm Phú Mỹ (mã DPM) ghi nhận doanh thu quý 4/2022 hạ nhiệt sau quý đầu năm bùng nổ đạt 3.900 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.140 tỷ đồng, lần lượt giảm 23% và 32% so với cùng kỳ. Dù đi lùi trong quý 4 nhưng Đạm Phú Mỹ vẫn báo lãi ròng 5.586 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 45% so với năm 2021. Đây cũng là mức lãi cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết của DPM.

Lãi cao kỷ lục năm 2022 nhưng các doanh nghiệp ngành phân bón đã bước qua đỉnh lợi nhuận? - Ảnh 2.

Tương tự Đạm Phú Mỹ, một "ông lớn" ngành phân bón khác là Đạm Cà Mau (mã DCM) cũng có một quý cuối năm kinh doanh thụt lùi nhẹ. Với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lũy kế cả năm, kết quả kinh doanh của DCM vẫn đạt mức cao kỷ lục, doanh thu thuần trên 15.900 tỷ đồng tăng 61% và lãi sau thuế đạt 4.281 tỷ đồng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Thậm chí, con số này còn lớn hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm liền kề trước đó.

Với kế hoạch kinh doanh khởi sắc, cuối tháng 12, DCM đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh chính năm 2022. Với chỉ tiêu kế hoạch mới, DCM đã hoàn thành 110% kế hoạch doanh thu và 117% kế hoạch lợi nhuận.

Một doanh nghiệp ngành phân bón khác có kết quả kinh doanh khởi sắc năm 2022 là Đạm Hà Bắc (mã DHB) với 6.441 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 44,5% so với năm ngoái. Biên lãi gộp tăng mạnh từ 26,6% lên 44%. Đạm Hà Bắc báo lãi kỷ lục 1.779 tỷ đồng - gấp 287 lần so với số lãi hơn 6 tỷ đồng đạt được năm 2021. Số lãi khủng này giúp công ty giảm lỗ lũy kế xuống dưới 3.000 tỷ đồng, chỉ còn âm vốn chủ sở hữu hơn 252 tỷ đồng.

Dù vậy, DHB đã tạo đỉnh lợi nhuận vào quý 1/2022 trước khi kinh doanh liên tục giảm sút, quý sau thấp hơn quý trước đó. Quý cuối năm, Đạm Hà Bắc ghi nhận lãi sau thuế vỏn vẹn 85 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ và con số này chưa bằng 1/10 so với đỉnh lợi nhuận vào quý đầu năm.

Lãi cao kỷ lục năm 2022 nhưng các doanh nghiệp ngành phân bón đã bước qua đỉnh lợi nhuận? - Ảnh 3.

Doanh nghiệp phân bón tiếp tục phá đỉnh lợi nhuận là DAP-Vinachem (mã DDV) tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã chậm lại đáng kể. Cụ thể, LNST quý 4 của DAP-Vinachem (mã DDV) cũng giảm hơn 78% so với cùng kỳ chỉ đạt 7,1 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ hai quý đầu năm khởi sắc, lũy kế cả năm 2022 lãi sau thuế tăng gần 87%, đạt gần 357 tỷ đồng, mức kỷ lục từ khi lên sàn.

Hai doanh nghiệp “tên tuổi” khác trong nhóm là Phân bón Bình Điền (mã BFC) Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao (mã LAS) chung tình trạng báo lãi vượt kế hoạch song lại suy giảm lợi nhuận về các quý cuối năm.

Giá phân bón có thể lao dốc trong năm 2023

Đầu năm 2022, giá phân bón tăng cao theo đà tăng của các nguyên liệu cơ bản như khí đốt, hóa chất, than giúp các doanh nghiệp ghi nhận kết quả tích cực.

Tuy nhiên, ngành phân bón đang phải đối diện với nhiều rủi ro khi giá hợp đồng tương lai phân Ure thế giới đang hạ nhiệt nhanh chóng sau khi đạt đỉnh vào nửa cuối tháng 4, tương ứng giảm 64% kể từ đỉnh. Giá ure sụt giảm cùng với sản lượng xuất khẩu "hạ nhiệt" kéo theo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng giảm mạnh 2 quý cuối năm.

Lãi cao kỷ lục năm 2022 nhưng các doanh nghiệp ngành phân bón đã bước qua đỉnh lợi nhuận? - Ảnh 4.

Trong một báo cáo về ngành phân bón, SSI Research nhận định giá ure có thể lao dốc trong năm 2023 do xuất khẩu ure từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi. Đồng thời, trước lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chính giá của các mặt hàng nông nghiệp khiến nhu cầu ure suy yếu trong năm 2023. Trước đó, giá ure không tăng trong mùa cao điểm quý 4/2022, điều này phản ánh nhu cầu có thể tiếp tục giảm đi vào năm 2023.

Mặt khác, Chứng khoán KIS Việt Nam đánh giá quý 1/2023 sẽ là mùa thấp điểm tiêu thụ với giá bán ure nội địa trong xu hướng giảm. Khi triển vọng xuất khẩu không còn, các công ty như DPM, DCM sẽ phải tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa và cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác.

Đội ngũ phân tích KIS đánh giá ngành phân bón Việt Nam không có quá nhiều triển vọng tăng trưởng cả về giá bán và sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, do căng thẳng chính trị toàn cầu, nguồn cung phân bón có thể bị thu hẹp ở một số quốc gia và đây sẽ là một “cơ duyên” nữa cho các nhà sản xuất phân bón Việt Nam, nhưng do cơ hội này có thể không quá rõ ràng, đặc biệt là trong quý 1/23, do đó các nhà đầu tư nên cẩn trọng.

Thực tế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với suy thoái, nhiều quốc gia chú trọng an ninh lương thực đẩy mạnh dự trữ hơn, tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng chủ lực như lúa mì, gạo, ngũ cốc,.... Sản xuất nông nghiệp được duy trì, do đó phân bón vẫn luôn là mặt hàng được ưu tiên hàng đầu và khó có thể thay thế.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
8 giờ trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
8 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
8 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
8 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
9 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.