Lãi đậm nhờ một cuộc khủng hoảng, cổ phiếu của công ty ít tên tuổi tăng hơn 1.200% và không có dấu hiệu ngừng lại

16/09/2021 16:09
Nan Ya Printed Circuit Board Corp. không phải là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, công ty Đài Loan ít người biến đến này đang làm ra một phần thiết yếu cho ngành sản xuất chip. Sản phẩm của họ đã trở thành "điểm nghẽn" mới nhất đối với các nhà sản xuất ô tô và công ty điện tử.

Thành phần này có tên là ABF (Ajinomoto build-up film). Đây là một hỗn hợp mỏng được sử dụng để gắn bộ vi xử lý vào một lớp cơ sở được gọi là chất nền, tạo thành một phần của gói chip, kết nối chip với bo mạch chủ và bảo vệ nó khỏi bị hư hại.

Nhiều chất bán dẫn hiện đại nhất thế giới không thể hoạt động nếu không chấn nền này. Do đó, những gã khổng lồ ngành chip như Indel và TSMC đã chi hàng trăm tỷ USD để cải thiện tình trạng thiếu hụt chip. Song, việc thiếu đi 1 thành phần có thể cản trở hoạt động sản xuất trong nhiều năm. Theo những người trong ngành, nguồn cung có thể sẽ bị hạn chế cho đến ít nhất là năm 2025.

Lãi đậm nhờ một cuộc khủng hoảng, cổ phiếu của công ty ít tên tuổi tăng hơn 1.200% và không có dấu hiệu ngừng lại - Ảnh 1.

Cổ phiếu của các công ty sản xuất chất nền tăng hoa trong năm qua.

Các giám đốc điều hành của Indel, Nvidia và Advanced Micro Devives đều đã cảnh báo về tình trạng thiếu hụt trong những tháng gần đây. Broadcom gần đây cũng thông báo với khách hàng rằng thời gian giao hàng cho bộ chip định tuyến có thể tăng từ 63 tuần lên 70 tuần do thiếu chất nền.

Cuộc khủng hoảng này cho thấy sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu trước sự gián đoạn gần 2 năm do dịch Covid-19. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư gần như không biết rằng liệu cú sốc tiếp theo sẽ đến từ đâu.

Tình trạng này đang giúp những công ty ít tên tuổi như Nan Ya trở thành "ngôi sao sáng" trên TTCK. Cổ phiếu của Nan Ya đã tăng 1.219% trong 3 năm qua, tính đến ngày 15/9. Các nhà phân tích dự đoán đà tăng sẽ còn tiếp tục. Các nhà sản xuất chất nền ABF khác như Unimicron Technology Corp., Kinsus Interconnect Technology Corp., và Ibiden Co. đều chứng kiến cổ phiếu tăng giá.

Lãi đậm nhờ một cuộc khủng hoảng, cổ phiếu của công ty ít tên tuổi tăng hơn 1.200% và không có dấu hiệu ngừng lại - Ảnh 2.

Chất nền ABF đã giúp doanh thu mảng MPU của Intel và AMD tăng mạnh.

Theo Hideki Yasuda - nhà phân tích tại Ace Research Institute, lợi nhuận của các công ty này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm khi số lượng giao hàng ngày càng lớn.

Chất nền ABF là một thành phần tương đối mới, được Intel tiên phong sử dụng vào cuối những năm 1990 khi phát triển bộ vi xử lý hiệu năng mạnh hơn. Tên của thành phần này được lấy từ công ty Nhật Bản Ajinomoto - chuyên sản xuất các vật liệu cách nhiệt dạng chất nền. ABF được sử dụng rộng rãi trong các laptop, máy chủ vì giúp các loại chip cao cấp xử lý thông tin nhanh chóng.

Đầu những năm 2000, doanh số bán chất nền tăng mạnh với sự bùng nổ của internet và gặp trở ngại khi smartphone bắt đầu thay thế máy tính để bàn vào cuối những năm 2000. Các nhà sản xuất chất nền hồi phục vào khoảng năm 2018, khi các quốc gia bắt đầu triển khai công nghệ 5G, theo đó các công ty như Broadcom sử dụng thành phần này để sử dụng trong bộ định tuyến, trạm gốc và các ứng dụng liên quan.

Sự ra đời của 5G cũng thúc đẩy nhu cầu đối với những loại chip mạnh hơn để xử lý các hoạt động điện toán đám mây, AI và công nghệ lái xe thông minh. Thông thường, chất nền ABF thường được báo giá theo mỗi chip, có giá từ khoảng 50 cent/chip đến mức cao nhất là 20 USD cho các CPU máy chủ cao cấp.

Các hãng sản xuất chất bán dẫn lớn như Intel, AMD và Nvidia hiện đều phụ thuộc vào chất nền ABF để tạo ra những con chip mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ABF lại chần chừ trong việc đầu tư, vì trước đây đã thua lỗ nặng nề. Citigroup dự đoán nguồn cung sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16% cho đến năm 2024, trong khu nhu cầu tăng 18-19%.

Owen Cheng - nhà phân tích tại President Capital Management, cho biết, sự chênh lệch giữa cung và cầu sẽ tăng lên tới 33% trong năm nay. Nguyên nhân là do sự phát triển của các công nghệ như máy tính hiệu suất cao và AI. Điều này có thể sẽ có lợi cho những công ty như Nan Ya và Unimicron. Ông dự đoán, Nan Ya có thể tăng giá ABF lên 35% vào năm sau.

Nhu cầu lớn đối với ABF càng khiến một loạt "nút thắt cổ chai" trong ngành chip trở nên căng thẳng hơn. Cuộc khủng hoảng chip kéo dài đã khiến những công ty lớn như Toyota và Apple phải chật vật để sản xuất, đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Các nhà cung cấp chip ô tô sẽ phải sử dụng nhiều chất nền ABF hơn khi các phương tiện ngày càng được công nghệ hoá. Tuy nhiên, họ đang gặp nhiều khó khăn để giành được vị trí ưu tiên hàng đầu với các nhà sản xuất chất nền, vì ít có khả năng thương lượng như những doanh nghiệp lớn. Do đó, đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này có thể sẽ tăng lên hoặc sẽ xuất hiện nhiều đối thủ mới trong ngành.

Hiện tại, Nan Ya đang đẩy mạnh đầu tư. Theo đại diện Jack Lu, công ty này đang chi ít nhất 8 tỷ Đài tệ (289 triệu USD) trong năm nay và thậm chí nhiều hơn vào năm sau. Ngoài ra, họ cũng tăng công suất sản xuất chất nền ABF lên 40% so với năm 2020 vào năm 2023.

Song, nỗ lực này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Lu cho hay: "Nhu cầu sẽ tiếp tục vượt nguồn cung cho đến năm 2023."

Sự khó khăn đó cũng đang đẩy lợi nhuận của ngành sản xuất chất nền tăng cao. Nan Ya ước tính lợi nhuận hoạt động sẽ tăng gần gấp 3 lần trong năm nay, khi doanh thu tăng 33%. Các nhà phân tích của Citigroup cũng nâng giá mục tiêu đối với tất cả các nhà sản xuất chất nền lớn bao gồm Unimicron, Nan Ya, Kinsus và Ibiden.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.