Lai lịch bất ngờ của Vinasing Group chi 2.400 tỷ mua lại dự án từ ông Dũng “lò vôi”: Công ty chuyên về truyền thông quảng cáo, xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng

27/09/2022 08:39
Vinasing Group là chủ của loạt công trình công cộng quen thuộc trên địa bàn TP. Hà Nội gồm máy lọc nước thông minh, nhà vệ sinh công cộng, ghế gang gỗ trong công viên...

Tối 26/9, theo nguồn tin của VTC News, ông Huỳnh Uy Dũng (ông Dũng "lò vôi"), Chủ tịch Công ty TNHH MTV Tân Khai đã chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư Đại Nam (thị Trấn Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) cho Công ty Cổ phần Vinasing Group với Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này hơn 2.434 tỷ đồng. Trong đó, riêng đất ở giá trị hơn 1.979 tỷ đồng (tương đương 9 triệu đồng/m2).

Được biết, Khu dân cư Đại Nam do Công ty TNHH MTV Tân Khai làm chủ đầu tư, vị trí tại mặt tiền đường quốc lộ 13 (thị Trấn Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước). Tháng 6/2018 dự án được UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

Lai lịch bất ngờ của Vinasing Group chi 2.400 tỷ mua lại dự án từ ông Dũng “lò vôi”: Công ty chuyên về truyền thông quảng cáo, xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng - Ảnh 1.

Với quy mô 96,7ha (2.459 căn nhà phố và biệt thự, 4 trường mẫu giáo, 1 trường PTTH), dự án từng được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại Bình Phước cho khoảng 12.000 người.

Trước thông tin này, nhiều người đang rất chú ý về đơn vị đã mua lại một phần Khu dân cư Đại Nam.

Vinasing Group là đơn vị nào?

CTCP Vinasing Group do ông Lê Minh Thơ (sinh ngày 3/9/1979) là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Ngoài Vinasing Group, ông Thơ còn là người đại diện pháp luật Công ty TNHH Bay dịch vụ khinh khí cầu quốc tế.

Theo thông tin công bố, đơn vị này bắt đầu đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 19/10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Địa chỉ trụ sở chính tại tầng 12, tòa nhà 188 Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến nay Vinasing Group đã qua 3 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, lần gần nhất là ngày 24/8/2022.

Đây là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính về lĩnh vực môi trường, bao gồm đầu tư xã hội hóa (hệ thống nhà vệ sinh công cộng, cây lọc nước uống trực tiếp, ghế gang đúc công viên…), truyền thông – quảng cáo, tổ chức sự kiện.

Ban lãnh đạo Công ty cho biết đã dành một phần lợi nhuận trong nhiều năm hoạt động để tài trợ cho TP. Hà Nội hơn 193 tỷ đồng, đầu tư cho các công trình công ích phục vụ cộng đồng và dân sinh gồm: 500 nhà vệ sinh công cộng, 200 ghế gang đúc/inox, 20 cây lọc nước uống trực tiếp và 10 xe bồn chuyên dụng.

Lai lịch bất ngờ của Vinasing Group chi 2.400 tỷ mua lại dự án từ ông Dũng “lò vôi”: Công ty chuyên về truyền thông quảng cáo, xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng - Ảnh 2.

Máy lọc nước thông minh do Vinasing quản lý trên địa bàn TP. Hà Nội

Lai lịch bất ngờ của Vinasing Group chi 2.400 tỷ mua lại dự án từ ông Dũng “lò vôi”: Công ty chuyên về truyền thông quảng cáo, xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng - Ảnh 3.

Nhà vệ sinh công cộng

Về mảng truyền thông - quảng cáo, Vinasing Group hiện đang độc quyền khai thác quảng cáo trên cầu vượt bộ hành trên địa bàn TP. Hà Nội với dự án lắp đặt biển quảng cáo tại 45 cầu vượt được UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận.

Thông tin trên website cho biết Vinasing Group là đối tác kinh doanh của nhiều nhãn hàng tên tuổi trong nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, VNPT, Sabeco, Vietinbank, Ford, Pepsi, Panasonic, Honda, Vinamilk...

Lai lịch bất ngờ của Vinasing Group chi 2.400 tỷ mua lại dự án từ ông Dũng “lò vôi”: Công ty chuyên về truyền thông quảng cáo, xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng - Ảnh 4.

Quảng cáo trên cầu vượt bộ hành

Vinasing Group đặt mục tiêu trở thành đơn vị số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư xã hội hóa các công trình công cộng.

Còn về dự án Khu dân cư Đại Nam mà Vinasing Group mua lại một phần từ ông Dũng, ghi nhận thực tế cho biết sau hơn 4 năm triển khai, dự án vẫn đang trong tình trạng vắng vẻ, không một bóng người. Một số đoạn vỉa hè trong đường nội khu bị bong tróc, tiện ích cây xanh chết héo, phế liệu chất đống. Hiện chưa rõ Vinasing Group sẽ tiến hành làm gì với dự án này sau khi chi hơn 2.400 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng.

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
7 giờ trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
7 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
7 giờ trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Thực hư vùng nguyên liệu kẹo Kera của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục ở Đắk Lắk
6 giờ trước
Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và cả hoa hậu Thuỳ Tiên đã từng “nổ tung trời” về nguồn nguyên liệu sản xuất ra kẹo Kera. Một trong những vùng trồng được nhắc đến là Đắk Lắk.
Không thiếu nguồn cung thay thế, một quốc gia châu Âu vẫn đam mê với dầu Nga: Chi hơn 1,6 tỷ USD nhập khẩu trong năm 2024, hưởng giá ưu đãi 20%
5 giờ trước
Quốc gia này đã hoãn việc dừng nhập khẩu dầu thô Nga trong suốt 3 năm qua.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.