Lãi suất huy động đã giảm khoảng 2 - 2,5% trong năm qua, trong khi lãi suất cho vay mới giảm trung bình từ 1 - 1,5%/năm tùy kỳ hạn.
Giảm lãi suất cho vay là mong muốn của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, theo thống kê của một số công ty chứng khoán, lãi suất cho vay đang giảm chậm hơn so với lãi suất huy động.
Thống kê của SSI cho thấy, lãi suất huy động đã giảm khoảng 2 - 2,5% trong năm qua, trong khi lãi suất cho vay mới giảm trung bình từ 1 - 1,5%/năm tùy kỳ hạn.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc cấp cao SK Việt Nam cho biết: "Ưu tiên hàng đầu hiện tại là giảm lãi suất cho vay. Lãi suất huy động năm 2020 đã giảm khoảng 2,5%. Chúng ta giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ được nhiều hơn cho các doanh nghiệp giảm chi phí vốn và làm cho người vay tiền tăng được sức tiêu dùng".
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động. Ảnh minh họa - Dân trí. |
Lãi suất cho vay giảm chậm hơn, đã giúp nới rộng biên lãi ròng NIM của các gân hàng lên cao kỷ lục, trên 4%. Hiểu đơn giản NIM là khoảng chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi tiền gửi. Kết quả kinh doanh quý I cũng cho thấy NIM của nhiều ngân hàng còn cao hơn, đến 5,8%.
Giảm lãi vay là cần thiết, song các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần theo dõi sát lạm phát, đặc biệt khi đà tăng giá nhiều loại nguyên vật liệu đang tăng giá.
Nếu lạm phát tăng, lãi suất sẽ khó giảm sâu bởi chính sách lãi suất sẽ phải phù hợp với biến động lạm phát để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
(Theo VTV)