Làm định giá và nhận tài sản bảo đảm là bất động sản đối với hoạt động tín dụng, nhân viên ngân hàng cần lưu ý gì?

06/11/2019 08:02
Thực tế hoạt động ngân hàng cho thấy mặc dù bất động sản có nhiều ưu điểm hơn so với các loại tài sản khác trong việc thế chấp để vay vốn nhưng do một số lý do mà ngân hàng vẫn gặp nhiều rủi ro trong quá trình định giá cũng như xử lý loại tài sản này.

Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Trong đó, TSBĐ đóng vai trò giúp nâng cao thiện chí trả nợ và ngăn chặn rủi ro đạo đức của khách hàng vì nếu khách hàng không trả được nợ sẽ đồng nghĩa với việc bị mất đi TSBĐ; giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ.

Vì vậy để tránh rủi ro, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp cho khoản vay của mình. Tuy nhiên, thực tế hoạt động ngân hàng cho thấy mặc dù bất động sản có nhiều ưu điểm hơn so với các loại tài sản khác nhưng do một số lý do chủ quan, khách quan khác nhau ngân hàng vẫn gặp nhiều rủi ro trong quá trình định giá và khi tiến hành xử lý TSBĐ này.

Thứ nhất, khảo sát hiện trạng

Việc khảo sát thực tế của cán bộ định giá (CBĐG) là rất quan trọng, giúp xác định chính xác hiện trạng của tài sản. Và các ngân hàng đều yêu cầu CBĐG tuyệt đối không được lơ là trong khâu thực hiện này. Cụ thể, CBĐG phải tiếp xúc trực tiếp và khảo sát bên trong bất động sản (trừ trường hợp chung cư đang xây dựng) nhằm tránh trường hợp nhìn bên ngoài công trình còn tốt nhưng bên trong đã xuống cấp hoặc chất lượng của vật liệu xây dựng thấp; tuân thủ các quy định về người hướng dẫn khảo sát nhằm xác định đúng tài sản cần định giá, tránh tình trạng nhờ người quen dẫn đi và chỉ không đúng bất động sản – nhất là các lô đất nền/nhà liền kề ở các khu dự án nhìn tổng thể khá giống nhau; tuân thủ về nghiệp vụ xác định vị trí tài sản, đo đạc hướng, kích thước, diện tích, độ rộng ngõ, khoảng cách đến trục đường chính, tình trạng quy hoạch, tranh chấp… và các nghiệp vụ khảo sát thông tin tại địa bàn.

Mặc dù trong Giấy chứng nhận không đề cập nhưng CBĐG phải kiểm tra kỹ thông tin bất động sản nằm trong khu vực quy hoạch hay không thông qua trao đổi với địa chính ở địa phương để có đánh giá và đưa ra khuyến nghị phù hợp.

Trong trường hợp định giá định kỳ, định giá lại thì CBĐG cũng phải đi khảo sát lại hiện trạng tài sản, không được chủ quan lấy lại kết quả cũ vì theo thời gian có thể bất động sản đã có nhiều thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, lãnh đạo bộ phận định giá có thể kiểm soát hồ sơ khảo sát thực tế bằng cách yêu cầu các file hình ảnh chụp bất động sản phải có ngày tháng năm và thực hiện đối chiếu file hình định giá ban đầu và file hình định giá lại để có nhận biết chính xác.

Thứ hai, xác minh các thông tin cần thiết để đưa ra đánh giá, nhận định và kết quả định giá phù hợp với hiện trạng tài sản.

Tại thời điểm định giá nếu chưa có đủ cơ sở nhận định tài sản theo khảo sát thực tế trùng khớp với tài sản trên Giấy chứng nhận (như địa chỉ chưa rõ ràng, lối đi tiếp giáp, hình dạng, kích thước sai khác…), CBĐG yêu cầu cán bộ tín dụng tư vấn khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền hoặc bổ sung các văn bản/thông tin cần thiết để xác định đúng vị trí tài sản thẩm định trước khi lập Báo cáo định giá.

Đối với các địa bàn có dấu hiệu/thông tin về việc sốt giá hoặc làm giá, CBĐG cần khảo sát kỹ lưỡng các thông tin thị trường kết hợp với việc phân tích dữ liệu quá khứ và thông tin các khu vực lân cận để đưa ra nhận định, đánh giá phù hợp.

Lưu ý phải phản ánh đúng và đủ hiện trạng tài sản trong báo cáo định giá và đánh giá điều kiện nhận làm TSBĐ một cách khách quan, đặc biệt là các trường hợp khác biệt như công trình xây dựng trên hai thửa đất, công trình xây dựng chung tường/cột/móng/dầm, diện tích đất nhiều hơn/ít hơn so với giấy chứng nhận, tài sản có các công trình trên đất là đền, miếu, nhà thờ họ, chùa, mộ dù diện tích nhỏ hay lớn… Việc phản ánh cụ thể này có vai trò quan trọng trong việc nhận định phù hợp về tính thanh khoản của bất động sản.

Ngoài ra, ngân hàng nên thiết lập phần mềm cập nhật kho giá để CBĐG nhập liệu tại mỗi lần khảo sát thị trường. Qua thời gian sẽ hình thành kho giá đa dạng, việc này giúp giảm bớt thời gian khảo sát ở các bất động sản cùng địa bàn và có cơ sở để lãnh đạo định giá dễ dàng so sánh, kiểm soát giá tăng/giảm phù hợp.

Thứ ba, khi ký kết hợp đồng (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp)

Khá nhiều trường hợp Giám đốc công ty không phải là người đại diện theo pháp luật, gây ra rủi ro hợp đồng vô hiệu khi xử lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, khi nhận thế chấp cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra các thông tin cơ bản trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ Công ty để xác định chính xác người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp người ký kết là đại diện theo pháp luật, cán bộ tín dụng tiếp tục kiểm tra Điều lệ Công ty để xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng của họ và yêu cầu quyết định thông qua của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị (đối với công ty Cổ phần) khi các văn bản của doanh nghiệp chưa dẫn chiếu rõ ràng nội dung này.

Trường hợp người ký kết không phải là đại diện theo pháp luật, cán bộ yêu cầu ủy quyền hợp pháp của người có thẩm quyền, đồng thời kiểm tra phạm vi, thời hạn, nội dung ủy quyền để xác định chính xác thẩm quyền của người ký kết, tránh trường hợp ký vượt quá phạm vi ủy quyền.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.