Làm gì để Nghị quyết 120 đưa ĐBSCL “cất cánh“?

16/06/2019 08:48
Để thực hiện Nghị quyết 120, các địa phương vùng ĐBSCL đã khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp.

Tháng 11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Với những chủ trương, chính sách phù hợp đã tạo “luồng gió mới”, tác động làm thay đổi tư duy và hành động của các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân trong vùng ĐBSCL trong việc phát triển sản xuất, chủ động đối phó với thiên tai, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, vị thế của vùng đất 9 sông. 

Đa dạng các mô hình thích ứng BĐKH

Theo Bộ NN&PTNT, qua  gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 120, các địa phương vùng ĐBSCL đã chuyển đổi được gần 40.000 ha đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái, hoa màu, nuôi thủy sản và gia súc, gia cầm. Đi đầu là tỉnh Tiền Giang đã chuyển mạnh mẽ cơ cấu cây trồng vật nuôi thích ứng với điều kiện đặc thù của 3 vùng riêng biệt.

Qua đó, đã chuyển từ đất lúa kém hiệu quả ở các huyện phía Đông do hạn, mặn sang trồng gần 10.000 ha cây ăn trái, hoa màu và nuôi thủy sản. Đặc biệt, tại vùng đất nhiễm phèn, mặn ở cù lao ven biển Tân Phú Đông, nông dân chuyển sang trồng khoảng 2.000 ha cây sả, trên 1.000 ha cây mảng cầu Xiêm và nuôi vịt biển cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so cây lúa trước đây.

Làm gì để Nghị quyết 120 đưa ĐBSCL “cất cánh“? - Ảnh 1.

Anh Trần Văn Hồng- người đi tiên phong chăn nuôi dê trang trại ở tỉnh Tiền Giang.

Anh Trần Văn Hồng, ở ấp Giồng Lãnh 2, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông là cá nhân tiêu biểu trong mô hình nuôi dê thương phẩm thay cây lúa. Từ 1 con dê giống đầu tiên, đến nay đàn dê của anh luôn duy trì trên 200 con. Ngoài bán dê thịt, dê giống, anh còn cung cấp sữa dê có giá trị cao. Theo anh Hồng, mô hình nuôi dê rất thích hợp với vùng đất khô cằn ven biển đã giúp anh có thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm, cuộc sống gia đình anh đã vươn lên khá giả.

“Lúc đầu gia đình nuôi dê cũng có thất bại bởi nuôi 2 thì bị chết 1. Sau khi tìm tòi học hỏi những người nuôi trước cũng như tham khảo nhiều loại sách hướng dẫn nuôi dê, kỹ thuật phòng bệnh, tạo giống dê, tôi đã quyết định chọn nuôi dê để phát triển kinh tế lâu dài, bền vững vì dê dễ nuôi, cho thu nhập cao, giá cả ổn định. Mỗi năm tôi đều phát triển tăng đàn từ 100-200 nái và chủ yếu lai tạo dê cho khai thác sữa”, anh Hồng chia sẻ.

Tùy theo điều kiện riêng của từng địa phương mà việc chuyển đổi các mô hình sản xuất theo NQ 120 có khác nhau. Tại tỉnh Bến Tre có đến 3 huyện ven biển nên chịu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, để thực hiện NQ 120, gần 2 năm qua, địa phương tiếp tục kiện toàn hệ thống thủy lợi theo hưởng “mở”.

Làm gì để Nghị quyết 120 đưa ĐBSCL “cất cánh“? - Ảnh 2.

Mô hình lúa - tôm tại tỉnh Cà Mau.

Bến Tre đã tận dụng nước mặn để nuôi thủy sản với gần 36.000 ha nuôi tôm biển; giảm khoảng 10.000 ha đất trồng lúa và làm muối tại các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú để tăng diện tích dừa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, nuôi bò theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiệu quả bền vững nhất là đến nay, đàn bò của tỉnh Bến Tre đã tăng đến gần 200.000 con và là một trong số các địa phương dẫn đầu vùng ĐBSCL về chăn nuôi.


Ông Huỳnh Văn Đẹt, nông dân ở  xã An Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre- thoát nghèo vươn lên khá giả từ việc chăn nuôi bò cho biết, bà con ở địa phương nuôi là phù hợp và có hiệu quả cao hơn so với các vật nuôi khác. Tận dụng được diện tích sẵn có, nhiều gia đình trồng cỏ và thả nuôi được bò tuy thu nhập không nhanh nhưng nó bền, ít đau bệnh. “Sau khi xuất bán được con bò đầu tiên, gia đình có lãi trên 10 triệu đồng để có thể đầu tư làm chuyện khác”, ông Đẹt cho biết.

Mô hình nuôi tôm luân canh với cây lúa đang trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau, phù hợp với điều kiện nước mặn ngày càng xâm nhập sâu. Đến nay, toàn tỉnh đã nhân rộng được khoảng 40.000 ha mô hình tôm-lúa, tập trung nhiều ở huyện Thới Bình với khoảng 20.000 ha. Trước đây, tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, cây mía là chủ lực nhưng đến nay đã chuyển sang nuôi tôm - lúa được 3.600 ha, chiếm hơn 90 % diện tích đất sản xuất của địa phương.

Ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bằng cho biết, gần đây nước mặn xâm nhập sâu, độ mặn tăng cao tạo thuận lợi làm mô hình tôm - lúa phát triển. Mô hình luân canh này cho lãi đến hơn 100 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa hay mía.

“Mô hình luân canh lúa - tôm là mô hình phát triển kinh tế bền vững. Vụ lúa vừa qua, mô hình này vừa mang lại thu nhập cao cho người dân, vừa đảm bảo an ninh lương thực tại địa phương, tạo ra môi trường nhiều tiềm năng về thức ăn cho con tôm. Thực tế chứng minh, khi vụ lúa cho năng suất cao thì vụ tôm tiếp theo có hiệu quả cao, do đó có thể khẳng định mô hình lúa - tôm có thể ứng phó với điều kiện thời tiết không thuận lợi”, ông Phương hào hứng cho biết.

Làm gì để Nghị quyết 120 đưa ĐBSCL “cất cánh“? - Ảnh 3.

Mô hình nuôi vịt biển tại vùng nước mặn tỉnh Tiền Giang.

Thực hiện NQ 120, tỉnh Kiên Giang có cách làm riêng là tiếp tục phát triển Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới đã phát huy hiệu quả. Điển hình như ngành NN&PTNT huyện Gò Quao đã nghĩ ra nhiều phương pháp sản xuất mới giúp người nông dân tăng thu nhập, hạn chế tác động đến môi trường.


Trong đó có mô hình trồng 200 ha dây tiêu theo tiêu chuẩn Organic không sử dụng các loại phân, thuốc hóa học đã tạo ra sản phẩm tiêu “sạch”,  được các doanh nghiệp thu mua mức giá cao hơn thị trường 30.000 đồng/kg.

Ông Dương Duy Duyệt, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Quao cho biết, mô hình này đã mở ra hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp và hiện đang được nhân rộng.

“Theo lộ trình từ nay đến năm 2020, huyện sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất tiêu hữu cơ trên địa bàn của xã Vĩnh Hoà Hưng Nam và Vĩnh Hoà Hưng Bắc. Sau đó huyện sẽ nhân rộng mô hình này ra cho các hộ sản xuất tiêu ở địa bàn lân cận, để làm sao cung ứng được 50-70% diện tích tiêu ứng dụng tiêu hữu cơ, tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sang thị trường nước ngoài”, ông Duyệt cho biết.

Thực hiện nhiều dự án thủy lợi, chống sạt lở phục vụ sản xuất

Tại các tỉnh đầu nguồn như An Giang - Đồng Tháp và một phần của tỉnh Long An, phương châm “chủ động sống chung với lũ” đã rất quen thuộc với người dân. Thay vì trồng lúa có giá cả bấp bênh, nông dân các địa phương đã tận dụng hệ thống sông rạch để nuôi cá lồng bè, nuôi thủy sản trên ruộng, trồng sen lấy ngó, trồng cây ăn trái…

Ở tỉnh An Giang, mô hình trang trai nuôi bò và trồng cây chuối xuất khẩu tiêu biểu của ông Nguyễn Lợi Đức, ở xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn đã mang lại giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, ông Đức đã làm chủ trang trại có diện tích 1.500 ha để  nuôi hơn 600 con bò và trồng 13 ha cây chuối thương phẩm, cho lợi nhuận hàng chục tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 100 lao động. Đây là trang trại nuôi trồng có quy mô lớn nhất vùng ĐBSCL và đặc biệt giống chuối già Nam Mỹ mà ông Đức trồng rất có giá trị xuất khẩu.

“Trồng chuối quan trọng ở khâu thời vụ nên qua thực tế nhiều năm, trang trại đã canh được thời vụ thích hợp, chuối bán được giá thu về lợi nhuận cao hơn. Với hơn 13 ha trồng chuối sau 1 năm đã có thể thấy hiệu quả rất rõ rệt giữa cây chuối so với cây lúa”, ông Đức cho hay.

Làm gì để Nghị quyết 120 đưa ĐBSCL “cất cánh“? - Ảnh 4.

Công trình đang xây dựng cống đập ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre để quản lý nguồn nước.

Để bắt tay vào thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Đồng thời khẩn trương thực hiện các dự án thủy lợi, chủ động đối phó với thiên tai, lũ bão. Chỉ tính riêng tại tỉnh Bến Tre đã và  đang thực hiện nhiều dự án thủy lợi, chống sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển …với nguồn vốn đầu tư  gần 10.000 tỷ đồng.


Vùng ĐBSCL hiện còn rất nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản mới đầy sáng tạo. Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu nhưng tin rằng người dân vùng sông nước Cửu Long với tính cần cù, chăm chỉ trong lao động, sản xuất sẽ từng bước "biến nguy, thành cơ" vươn lên làm giàu./.

Thủ tướng: Còn tình trạng chưa tích cực triển khai Nghị quyết 120 VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
37 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.553.715 VNĐ / tấn

302.58 UScents / lb

2.58 %

+ 7.61

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.905 VNĐ / tấn

984.75 UScents / bu

0.72 %

+ 7.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.186.859 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.97 %

+ 2.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
20 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
20 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
22 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
23 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.