Làm giàu theo phong cách “đánh bạc”, liệu canh bạc cuối cùng này của Hứa Gia Ấn có cứu được Evergrande?

11/12/2021 09:20
Người sáng lập Evergrande nhiều lần dựa vận vào may mang tính "đỏ đen" để vượt qua các cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

Sau nhiều tháng vật lộn, tập đoàn Evergrande cuối cùng đã thông báo vi phạm hợp đồng do không có khả năng trả được khoản nợ và tiền lãi. Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cử một nhóm công tác tiến hành kiểm tra. Thái độ của chính quyền Trung Quốc rất rõ ràng: bán công ty và tài sản cá nhân để trả nợ. Hứa Gia Ấn trước đó đã có một số động thái trả nợ, nhưng bây giờ ông ta lại bắt đầu dở trò, dường như ông ta lại muốn cược thêm một ván cờ nữa, để lại một mớ hỗn độn cho Chính phủ, nếu không sẽ phải cho ông ta vay tiền để vượt qua cơn khủng hoảng.

Hứa Gia Ấn làm giàu nhờ phong cách "đánh bạc", đã nhiều lần ông dựa vận may mang tính "đỏ đen" để vượt qua các cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên trong môi trường và tình hình như hiện nay, Hứa Gia Ấn rất có khả năng sẽ thua sạch trong ván bài lần này.

Hứa Gia Ấn từng là người giàu nhất Trung Quốc nhưng khi còn nhỏ lại rất nghèo khó. Câu chuyện tay không lập nghiệp của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ tuổi ở Trung Quốc. Ông sinh năm 1958, tại một vùng nông thôn nghèo ở Hà Nam. Sau Cách mạng Văn hóa năm 1978, ông đỗ vào Học viện Gang thép Vũ Hán, nhờ vào một khoản trợ cấp ít ỏi của chính phủ, ông đã học xong đại học.

Sau khi tốt nghiệp, ông được phân công làm việc tại nhà máy gang thép Vũ Dương, Hà Nam. Vào năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình đi về phía Nam đến Thâm Quyến để kêu gọi cải cách và mở cửa, cũng trong năm đó, Hứa Gia Ấn, ở độ tuổi 34, đã quyết định từ bỏ "bát cơm sắt" ở một công ty quốc doanh và đi tới Thâm Quyến cùng với bộ sơ yếu lý lịch dày hơn 30 trang.

Sau đó ông bắt đầu làm thuê cho một công ty thương mại. Ông chủ công ty đó đã yêu cầu ông ta cùng với một đồng nghiệp đến Quảng Châu lo chuyện đất đai với số tiền là 400 nghìn NDT. Ông ta rất nhanh đã nhắm trúng một mảnh đất được rao bán với giá thấp của một công ty nhà nước đang gặp khó khăn về tài chính.

Hứa Gia Ấn hoàn thành nhiệm vụ mua đất mà ông chủ giao một cách nhanh chóng, rồi đem miếng đất đó đến ngân hàng vay tiền để mở rộng phát triển. Vào năm 1995, ông đã khởi động dự án bất động sản đầu tiên - vườn hoa Zhudao.

Khi đó bất động sản ở Quảng Châu mới được hình thành, chỉ cần bản vẽ mới thiết kế là có thể bắt đầu bán nhà. Hứa Gia Ấn vốn không có kiến ​​thức về bất động sản nhưng đã có những suy nghĩ khác người. Đầu tiên ông sẽ dùng kinh phí để xây dựng cảnh quan xung quanh khu đất, dựng lên hoa viên lầu các, cây cầu nhỏ với dòng nước chảy, thêm cả một con đường rộng rãi, khiến cho người mua nhà thích thú. Vì vậy, căn nhà chưa khởi công xây dựng đã có người xếp hàng đặt mua. Sau đó, ông ta lại dùng số tiền đặt cọc nhà để phát triển các dự án khác.

Do lợi nhuận thu về cao ngất ngưởng, Hứa Gia Ấn đã quyết định tách khỏi ông chủ ban đầu của mình và bắt đầu kinh doanh riêng. Vào năm 1997, ông đã dẫn dắt đội ngũ nhân viên ban đầu của công ty, thành lập bất động sản Evergrande Quảng Châu.

Làm giàu theo phong cách “đánh bạc”, liệu canh bạc cuối cùng này Từ Gia Ấn có cứu được sự sụp đổ của đế chế Evergrande? - Ảnh 1.

Sau khi thành lập công ty riêng, dựa vào mối quan hệ sẵn có, ông đã phục chế lại mô hình mở rộng phát triển bất động sản trước đây, và vay 40 triệu NDT từ 5 ngân hàng để khởi động dự án phát triển đầu tiên - Vườn hoa Jinbi. Toàn bộ dự án được xây dựng và bán hết trong vòng một năm, tốc độ vô cùng nhanh chóng này đã tạo ra sự chấn động trên thị trường.

Vào năm 1998, Trung Quốc đã kết thúc chế độ phân bổ nhà ở phúc lợi diễn ra được nửa thập kỷ và đưa ra chính sách nhà ở thương mại. Evergrande đã đạt được lợi những nhuận lớn nhờ chiến thắng trong cuộc rượt đuổi. Trong vòng 8 năm, ông đã thành lập một tập đoàn bất động sản và công nghiệp thượng, hạ nguồn, với giá trị lên tới 23 tỷ NDT.

Khi đó, vị tỷ phú họ Hứa là đại diện của nhóm người giàu đi lên từ đôi bàn tay trắng đầu tiên sau cải cách và mở cửa, được bầu làm Ủy viên Ủy ban toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Hình ảnh nổi tiếng nhất của Hứa Gia Ấn là bức ảnh đeo khóa thắt lưng có khắc chữ "H" của Hermès tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Vì vậy mà ông được đặt cho biệt danh là "Brother Belt".

Vào thời điểm đó, giới tài chính đánh giá phương thức kinh doanh của Hứa Gia Ấn là: phong cách táo bạo, chú trọng vào khâu đóng gói và tiếp thị sản phẩm, hiệu quả hoạt động cao,..vv. Tuy nhiên, Hứa Gia Ấn đã gặp phải cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên sau khi khởi nghiệp được vài năm. Vì quá trình thu hồi đất để mở rộng và phát triển diễn ra quá nhanh, vào năm 2008 khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hứa Gia Ấn đã bị ép phải tạm dừng kế hoạch niêm yết, hoạt động kinh doanh cũng xuất hiện vấn đề không đủ vốn thanh khoản, khiến cho công ty lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Vì vậy, Hứa Gia Ấn đã đến Hồng Kông, thông qua sự giới thiệu của những người nổi tiếng, làm quen với các nhà phát triển bất động sản như Yang Shoucheng, Liu Luanxiong và Zheng Yutong. Ông ấy cũng chơi mạt chược với Zheng Yutong trong vài tháng. Cuối cùng, dưới sự hỗ trợ của Liu và Zheng, ông ta đã có được một khoản đầu tư của ngân hàng nước ngoài vào Evergrande, giúp anh ta vượt qua cơn khủng hoảng.

Làm giàu theo phong cách “đánh bạc”, liệu canh bạc cuối cùng này Từ Gia Ấn có cứu được sự sụp đổ của đế chế Evergrande? - Ảnh 2.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính, Evergrande cuối cùng đã được niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2009, Hứa Gia Ấn trở thành người giàu nhất Trung Quốc, với giá trị tài sản ròng là 42,2 tỷ NDT. Sau khi trở thành người giàu nhất, Hứa Gia Ấn bắt đầu gia nhập vào các ngành nghề khác, bao gồm: thành lập Evergrande Cultural Group vào năm 2010, bắt chước Wanda Enterprise tham gia hoạt động kinh doanh studio, nhưng thua lỗ liên tiếp, cho đến năm nay ông mới rút lui; cũng cùng năm đó, ông còn gia nhập Câu lạc bộ bóng đá Quảng Châu Super League, năm 2018 , đầu tư 12 tỷ NDT để xây dựng một sân vận động bóng đá quy mô lớn với sức chứa 100.000 người, hiện nay đã bị đình chỉ; năm 2013 Evergrande sản xuất nước suối đóng chai và lỗ 4 tỷ NDT trong ba năm liền; vào năm 2015, hợp tác với Tencent xây dựng  trang web Hengteng để kinh doanh tài chính gia đình và xã hội, cũng lỗ từ năm này qua năm khác.

Năm 2016, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức ban hành chính sách chống đầu cơ bất động sản. Hứa Gia Ấn tiếp tục mở rộng lĩnh vực bất động sản. Ông ấy cũng gia nhập vào ngành công nghiệp ô tô vào năm 2019, đồng thời niêm yết cổ phiếu tại Hồng Kông. Cho đến nay, ông ấy đã đầu tư 50 tỷ NDT. Trong một số lần phát biểu, ông ấy chỉ trưng bày các mẫu xe và trở thành trò cười của ngành công nghiệp.

Nhiều người cho rằng Evergrande từ lâu đã bòn rút hết tiền của Hứa Gia Ấn , bây giờ không giống như năm đó ông ta sang Hong Kong cầu cứu là có thể tìm được ân nhân cứu mình.

Evergrande hiện nay đã nợ lên tới 1,97 nghìn tỷ NDT, đây là con số mà vốn dĩ sẽ chẳng có ngân hàng hay nhà hảo tâm nào có thể cứu được. Hơn nữa, có tin đồn rằng Evergrande vẫn có các khoản nợ ngoại bảng không đáy.

Vào tháng 7 năm nay, Ngân hàng Trung Quốc Guangfa đã đóng băng tiền gửi ngân hàng của Evergrande. Vào tháng 8, Hứa Gia Ấn đã trao vị trí chủ tịch và tổng giám đốc của Evergrande cho một cái tên ít được biết đến Zhao Changlong. Mọi người đều biết rõ rằng Hứa Gia Ấn đã không thể quay lại được nữa và dự định chạy trốn, Evergrande lúc này đã thay đổi từ "quá khó để thất bại" thành "quá khó để cứu sống"

Sau nhiều tháng rao bán tài sản để trả nợ, giờ đây, ông ta đang chơi chiêu hai tay "nằm thẳng", lôi kéo hơn 1.000 dự án phát triển, một lượng lớn người mua nhà và các ngân hàng tham gia tài trợ vốn để xem Chính phủ Trung Quốc có cứu Evergrande hay không. Tuy nhiên, Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không cứu ông ta.

Tình hình kinh tế chính trị quốc tế hiện nay đang bất lợi, nếu cộng thêm giông bão liên tục xảy ra trên thị trường bất động sản thì đây sẽ là mối lo lớn cho sự ổn định của xã hội. Hầu hết mọi người đều không vừa mắt với canh bạc này của Hứa Gia Ấn.

Theo Chinatimes

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
10 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
4 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.