[Làm giàu tuổi 20] Sinh viên kinh tế nghèo 3 năm cố thi trường Y vì nghĩ làm bác sĩ giàu, “quay xe” đủ nghề về “buôn chứng” rồi đầu tư bất động sản

11/03/2022 08:29
Cuộc sống thường không cho chúng ta thời gian chuẩn bị trước khi đương đầu thử thách. Từ một chàng "công tử" được chu cấp đầy đủ, tôi trở thành cậu sinh viên nghèo sau biến cố của gia đình. Song giờ đây khi nhìn lại, hành trình lập nghiệp từ hai bàn tay trắng tại Thủ đô Hà Nội đã giúp tôi tìm ra con đường cho riêng mình.

"Nếu mỗi người cho ta một ngàn, là ta sẽ có ngay một tỷ đồng

Lấy tiền đó lên vùng xa, xây được mấy cái lớp học vỡ lòng"

Đó là cách rapper nổi tiếng Đen Vâu nói về 1 tỷ đồng. Với nhiều người may mắn, số tiền này chỉ ngang một khoản tiền được bố mẹ đầu tư cho trước năm 20 tuổi, khi mà họ thậm chí chưa bận tâm đến câu chuyện làm giàu.

Còn với tôi, đây là khoản tiền quy đổi được những 130 tấn thóc hay đàn trâu hơn 30 con. Một cách nghĩ rất "quê" nhưng thật. Thực tế tôi chưa từng nghĩ tới số tiền lớn như vậy vào thời điểm tôi 20.

Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả, từng được ba mẹ đưa ra kế hoạch du học ở một nước châu Âu hay một điều kiện học tập đủ tốt như xe, nhà riêng nếu học đại học ở Hà Nội. Ba năm cấp 3, phần lớn thời gian của tôi chỉ dành cho học, ôn luyện đội tuyển. Gia đình chu cấp mọi thứ tôi thích miễn là bảng thành tích học tập tốt.

Nhưng cuộc sống đâu thể mãi xuôi chèo mát mái, mọi kế hoạch tương lai của tôi đổ vỡ khi mẹ tôi gặp biến cố kinh doanh kéo kinh tế gia đình suy sụp đúng thời điểm tôi chuẩn thi đại học.

"Con sẽ làm và lấy lại tất cả những gì mẹ đã mất", tôi vẫn nhớ như in lời đã nói với ba mình khi biến cố ập đến, để hàn gắn tình cảm gia đình trước nguy cơ đổ vỡ.

Bạn đã Làm giàu tuổi 20 như thế nào, kể coi!

Bước 1: Chia sẻ câu chuyện về chủ đề "Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?" dưới hình thức bài viết hoặc video.

Bước 2: Đăng tải bài thi lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi về cho BTC qua website Làm giàu tuổi 20 email lamgiautuoi20@vccorp.vn hoặc fanpage Kenh14.vn và CafeF .

Tháng 8/2011, tôi bắt đầu cuộc sống mới tại Hà Nội với chiếc xe đạp cào cào. Để tự lập cuộc sống nơi đây, tôi bắt đầu kiếm những đồng tiền đầu tiên bằng nghề gia sư. Vào kỳ nghỉ hè đầu tiên của năm nhất, tôi nhận thêm một công việc chân tay tại một xưởng nhôm kính.

Tôi nghĩ đủ thứ làm để tích quỹ vốn từ việc chân tay, buôn bán nông sản cho đến hỗ trợ các du học sinh làm các bài luận.

Khát khao kiếm tiền lớn đến nỗi dù đã theo học tại một trường Đại học Kinh tế, tôi vẫn cố gắng ôn luyện và thi tuyển 3 năm liền vào khoa răng hàm mặt của Đại học Y Hà Nội. Đơn giản bởi góc nhìn xã hội thời bấy giờ rằng "Bác sĩ nha khoa rất giàu!". Sau này nghĩ lại tôi thấy mình thực sự "điên rồ" bởi tôi sợ máu và không thích mùi bệnh viện.

[Làm giàu tuổi 20] Sinh viên kinh tế nghèo 3 năm cố thi trường Y vì nghĩ làm bác sĩ giàu, “quay xe” đủ nghề về “buôn chứng” rồi đầu tư bất động sản - Ảnh 2.

Cơ duyên giữa tôi với thị trường chứng khoán bắt đầu từ năm 2013, khi một giảng viên của tôi là thầy Quách Mạnh Hào đã đưa cả lớp đến thực tế tại Công ty Chứng khoán Thăng Long (sau này là MBS).

Mở tài khoản và có giao dịch đầu tiên, tôi mua 1.000 cổ phiếu BVH với giá 35.000 đồng/cp. Số tiền rót vào chứng khoán tăng lên sau đó. Tiền ít, tôi không có nhiều sự lựa chọn trong đầu tư.

Lợi nhuận dù rất lớn về tỷ lệ phần trăm nhưng thời điểm đó vẫn chưa bằng thu nhập hàng tháng khi đi gia sư.

Về phần học hành, sau 3 lần thi trượt trường y, tôi đặt mục tiêu trở thành giảng viên bởi chứng kiến sự thành công của các thầy cô. Lộ trình hướng đến mục tiêu được tôi vạch ra từ việc học IELTS đến làm nghiên cứu. Hành trang tôi có là hai công bố quốc tế cùng giảng viên ở trường đại học vào năm 2015.

Tôi hào hứng nói với gia đình và bạn bè rằng sẽ theo đuổi con đường học hành. Mọi người đều tán dương với kế hoạch đó, ba mẹ rất tự hào về tôi.

Nhưng kế hoạch sụp đổ khi tôi phải đối mặt với thực tế khi đó, tôi rất cần tiền.

Sự nản lòng bắt đầu khi số tiền trợ cấp quá thấp khi học việc tại một viện nghiên cứu. Đỉnh điểm khiến tôi quyết định "quay xe" trước việc học lên bởi câu nói của một lãnh đạo: "Em đừng nghĩ đến chuyện làm giàu trong 10 năm đầu nếu muốn theo đuổi con đường học vấn".

Niềm đam mê chứng khoán khiến tôi chán chường khi thường phải "xem trộm" bảng điện tại văn phòng. Tôi quyết định nghỉ việc và quay trở lại toàn tâm toàn ý cho công việc chứng khoán.

[Làm giàu tuổi 20] Sinh viên kinh tế nghèo 3 năm cố thi trường Y vì nghĩ làm bác sĩ giàu, “quay xe” đủ nghề về “buôn chứng” rồi đầu tư bất động sản - Ảnh 3.

Những thửa đất lớn được đầu tư sau những khoản lời từ chứng khoán. Ảnh: NVCC.

Trở lại câu chuyện đầu tư, tôi dễ dàng kiếm được tiền khi làn sóng đầu tư cơ bản lên ngôi 2015 – 2017 giúp việc phân tích ROA, ROE, EPS tăng trưởng doanh thu lợi nhuận là có thể có lãi. Sóng cổ phiếu thép, cao su tự nhiên hay những doanh nghiệp cơ bản thời đó như C32, VNS giúp tôi tăng NAV đáng kể. Sự hiếu thắng của tuổi trẻ khiến tôi lầm tưởng những mô hình định giá hay những file excel đồ sộ giúp tôi đầu tư bất bại.

Với tư duy tài khoản 1 đồng khi lãi 100% bạn sẽ có 1 đồng, nhưng khi người lãi 100 đồng chia cho bạn 5% sẽ là 5 đồng. Nghĩ và làm, tôi đi tìm người nghe mình tư vấn. May mắn đến với tôi khi gia đình của cậu học trò tôi từng gia sư đã cho cơ hội. Những thương vụ đầu tư có lãi giúp tôi mở rộng quan hệ nhanh chóng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn là "quản gia" phụ trách những khoản đầu tư chứng khoán, bất động sản cho những vị khách lâu năm đó.

Khoản tiền lãi khủng khi được chia từ đầu tư ủy thác hay những thương vụ giao dịch OTC, niêm yết cổ phiếu mới càng thêm cuốn hút tôi. Từ chỗ muốn trở thành giảng viên, tôi không quan tâm đến việc học và kết thúc chương trình đại học sau 7 năm. Cuối năm 2017, có lẽ tôi là người cuối cùng trong khóa học cầm bằng tấm bằng đại học. Đây vẫn là bí mật với bố mẹ cho đến khi tôi viết bài này.

Chứng khoán đưa tôi từ một cậu sinh viên nghèo cho đến có nhà cửa, xe, một căn hộ nhỏ ở Hà Nội. Điều ý nghĩa nhất với tôi là có được một căn nhà cho ba mẹ nhờ bán toàn bộ danh mục trên vùng đỉnh đầu năm 2018.

[Làm giàu tuổi 20] Sinh viên kinh tế nghèo 3 năm cố thi trường Y vì nghĩ làm bác sĩ giàu, “quay xe” đủ nghề về “buôn chứng” rồi đầu tư bất động sản - Ảnh 4.

Qua sóng cổ phiếu thép, bất động sản, tài khoản chứng khoán tiếp tục tăng bằng lần trong hai năm COVID-19. Tôi cũng bắt đầu rót vốn đầu tư sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp để phân tán rủi ro. Như mở đầu, tôi vẫn rất "quê" khi thường đến những vườn cao su, cánh đồng để tìm những cơ hội.

Đổi vận nhờ "buôn chứng" nhựng với tôi chứng khoán không bao giờ màu hồng. Những cú sốc như giàn khoan 981, bắt lãnh đạo ngân hàng, giá dầu lao dốc làm mình mất ăn mất ngủ. Gần đây nhất là đại dịch COVID-19 khiến tài khoản chứng khoán của tôi có nguy cơ bán giải chấp, trong khi toàn bộ tài sản đều đã thế chấp tại ngân hàng.

Cho đến giờ, tôi đã không nhớ rõ mình có 1 tỷ đầu tiên thế nào. Song với những gì đang có được, tôi chỉ biết cảm ơn những thử thách trên hành trình của bản thân, dù có lúc tưởng như khó khăn đã lấy đi mái ấm của tôi.

Giờ đây, dù đã qua gần 10 năm "bám sàn", tôi vẫn có lúc sai lầm với những khoản đầu tư tiêu sản, cảm tính. Nhưng tôi chưa bao giờ nản lòng với những phép thử, bởi vì tôi còn trẻ và còn nhiều cơ hội.

[Làm giàu tuổi 20] Sinh viên kinh tế nghèo 3 năm cố thi trường Y vì nghĩ làm bác sĩ giàu, “quay xe” đủ nghề về “buôn chứng” rồi đầu tư bất động sản - Ảnh 5.

Nhiều lúc vẩn vơ, tôi bỗng thèm cảm giác được đứng nhận tấm bằng đại học trên bục giảng đường, và chụp tấm hình lưu niệm cùng gia đình để đánh dấu một cột mốc trong cuộc đời như nhiều người khác, điều mà tôi đã bỏ lỡ.

"Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?", bạn đã trả lời được câu hỏi này chưa - hay vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm "kịch bản" riêng cho mình? Đó cũng chính là chủ đề 1 của Làm giàu tuổi 20 - cuộc thi sáng tạo nội dung đầu tiên khai thác về chủ đề Tài chính Giới trẻ.

Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi bài dự thi về BTC qua:

Website: Làm giàu tuổi 20

Email lamgiautuoi20@vccorp.vn

Fanpage Kenh14.vn và CafeF .

Chủ đề "Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào" sẽ diễn ra từ 17/2/2022 đến 16/3/2022 với nhiều giải thưởng hấp dẫn:

Giải nhất: Kỷ niệm chương và 20.000.000 VND

Giải Yêu thích do độc giả chọn: Kỷ niệm chương và 2.000.000 VND

Giải yêu thích do BGK lựa chọn: Kỷ niệm chương và 3.000.000 VND

Các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên 2 trang tin CafeF và Kenh14.vn

Cuộc thi Làm giàu tuổi 20 được đầu tư thực hiện, phối hợp tổ chức bởi Kenh14.vn, CafeF cùng sự góp mặt đặc biệt bởi các khách mời là Chuyên gia tài chính uy tín, những người có tầm ảnh hưởng và đam mê về lĩnh vực tài chính. Mọi thông tin chi tiết xemtại đây

.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
25 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
12 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
37 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
29 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.