Làm nước mắm bị thiếu nút chai, thả nuôi tôm lại thiếu thức ăn

Sẽ khó có chuyện 100% doanh nghiệp quay trở lại, những đơn vị khôi phục sản xuất sẽ không đạt năng lực như trước. Nếu không có chương trình thúc đẩy kinh tế một cách toàn diện thì sự phục hồi sẽ chậm chạp và nhiều thách thức

Sẽ khó có chuyện 100% doanh nghiệp quay trở lại, những đơn vị khôi phục sản xuất sẽ không đạt năng lực như trước. Nếu không có chương trình thúc đẩy kinh tế một cách toàn diện thì sự phục hồi sẽ chậm chạp và nhiều thách thức

 

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Vừa qua, 7 doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Tiền Giang, với 13.300 lao động, đã gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Tiền Giang, Hiệp hội Dệt may Việt Nam... đề nghị được quan tâm, hỗ trợ để trở lại sản xuất, trước khi bị mất đơn hàng.

Trong đơn kêu cứu, các doanh nghiệp này cho hay đang trên bờ vực phá sản, do phải dừng sản xuất từ giữa tháng 7/2021 đến nay. Số ít doanh nghiệp bố trí được sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" thì cũng chỉ duy trì được tới 5/8.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản, vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay (thay vì bằng đường biển) với những hợp đồng đã ký. Đơn hàng dệt may bán theo mùa, đối tác không thể tiếp tục chờ đợi chúng tôi", đại diện các doanh nghiệp cho biết.

Làm nước mắm bị thiếu nút chai, thả nuôi tôm lại thiếu thức ăn
DN dệt may bị khách hàng phạt vì không giao kịp đơn hàng (ảnh minh họa)

Hiện là thời điểm phát triển mẫu cho mùa may mặc, thời trang năm sau, nhưng các doanh nghiệp không thực hiện được. Tức là, năm sau sẽ không có đơn hàng để duy trì hoạt động. "Để lấy được một đơn, chúng tôi phải đầu tư và phát triển mẫu trước ít nhất 6 tháng và phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, nếu để lỡ mùa thì sẽ mất luôn khách và thị trường", các doanh nghiệp lo lắng.

Một số doanh nghiệp đã được đối tác thông báo, nếu đến ngày 20/9 không mở cửa trở lại, họ đành chuyển đơn hàng sang thị trường khác. Như vậy, doanh nghiệp dệt may sẽ mất luôn khách hàng, không còn đơn hàng cho mùa cuối năm 2021 và 2022.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chia sẻ, với ngành dệt may, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng không còn là nguy cơ nữa mà đã là sự thật. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở phía Nam đã phải dừng sản xuất. Các nhãn hàng lớn đã bắt đầu rút đơn hàng.

Nếu cách đây vài năm, ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia công đoạn cuối là gia công thành phẩm, thì giờ đây các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào khâu thiết kế, sáng tạo ra sản phẩm. Nhờ đó, giá trị gia tăng được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với rủi ro bởi tính thời vụ. Thời điểm này phải giao hàng thời trang thu đông năm nay, không kịp là lỗi mode, phải bỏ chứ không dành cho năm sau được. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp dệt may bị đối tác huỷ đơn hàng do phải dừng sản xuất kéo dài.

Nhiều đối tác thông báo, bao giờ doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại, họ mới quyết định đặt hàng. Việc này doanh nghiệp không tự mình trả lời được. Vì vậy, nhiều công ty có nguy cơ mất đơn hàng cho năm 2022.

Làm nước mắm bị thiếu nút chai, thả nuôi tôm lại thiếu thức ăn
 Nhiều doanh nghiệp da giày bị thiệt hại lớn do phải ngừng hoặc giảm sản xuất

Ngành da giày cũng tương tự. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến 80% nhà máy sản xuất da giầy tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang,... phải ngừng sản xuất.

Tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc, doanh nghiệp da giầy chỉ hoạt động với công suất 50-70% do giãn cách xã hội và thiếu lao động. Nhiều doanh nghiệp da giày bị thiệt hại lớn do phải ngừng hoặc giảm sản xuất, bị hủy đơn hàng.

Với ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Thủy sản Nam miền Trung, than thở, người nuôi thuỷ sản giờ rất khổ, không thu hoạch, không tái sản xuất được. Tình trạng phổ biến hiện nay là tôm không thu hoạch, không bán được, đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư.

"Công ty chúng tôi có nhà máy 25 triệu lít mắm/năm, tiêu thụ hàng triệu tấn cá cho người dân, nhưng không thể thu mua được. Bởi, cần đưa mắm ra thị trường phải có nút chai, song chúng tôi không mua được, đành phải đóng cửa nhà máy. Doanh nghiệp mới thả được 20% diện tích tôm do thức ăn thiếu, con giống không đủ, vật tư phục vụ nuôi trồng không có", ông nói. Nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng trong tình cảnh tương tự. Điều này báo hiệu cho những tháng tiếp theo sẽ xảy ra khủng hoảng thiếu nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu tôm.

Tương lai nhiều khó khăn

“Tháng 8 không tươi sáng và những 'niềm đau' của chuỗi cung ứng” - báo cáo do Ngân hàng HSBC vừa phát hành - cho thấy, các số liệu tháng 8/2021 phản ánh rõ nét những tổn thất kinh tế Việt Nam đang phải gánh chịu.

Làm nước mắm bị thiếu nút chai, thả nuôi tôm lại thiếu thức ăn
Lần đầu tiên trong năm qua, xuất khẩu của Việt Nam suy giảm nghiêm trọng

Vấn đề đáng lo là khả năng trụ vững của ngành sản xuất trong bối cảnh giãn cách kéo dài. Chỉ số PMI tháng 8/2021 giảm xuống 40,2 điểm, mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua, cho thấy viễn cảnh thách thức về khả năng phục hồi. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2021 giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức giảm khá sâu sau khi tăng trưởng vững vàng 12% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Với những tác động tiêu cực từ đại dịch, lần đầu tiên trong năm qua, xuất khẩu của Việt Nam bị suy giảm đáng kể, một số ngành xảy ra gián đoạn chuỗi cung ứng và đứt gãy về sản xuất.

Doanh nghiệp đóng cửa, đứt chuỗi cung ứng, mất doanh thu dẫn đến tình trạng suy giảm về tài chính, mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, khả năng thiếu hụt lao động đang hiện hữu khi người lao động nghỉ việc, bỏ về các địa phương. Không ít doanh nghiệp mất đơn hàng, mất một phần thị trường xuất khẩu, việc khôi phục không đơn giản. Nguy cơ mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng đã xuất hiện. Khảo sát của nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã nói lên tình trạng này.

Báo cáo gửi Chính phủ của Bộ Công Thương cũng nhận định, hiện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã xấu hơn rất nhiều so với một vài tháng trước. Nhiều ngành, lĩnh vực đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi lưu thông hàng hóa khi phải chịu giãn cách kéo dài. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất là mắt xích trong các chuỗi cung ứng đã phải dừng hoạt động, giảm công suất... Nguy cơ mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng đã xuất hiện.

Một loạt hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài vừa kiến nghị tới Chính phủ, đề xuất chiến lược nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới. Các DN cho rằng, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là Việt Nam phải hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh, tránh bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế. 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, không chỉ cần hành động ngay, mà một chương trình thúc đẩy kinh tế một cách toàn diện mới đem lại hiệu quả. Nếu không, sự phục hồi sẽ rất chậm chạp và phải hứng chịu nhiều thách thức.

Trần Thủy

Tin mới

Yamaha PG-1 bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 28 triệu đồng - rẻ ngang Wave Alpha
9 giờ trước
Mẫu xe này từng tạo cơn sốt trên thị trường xe máy Việt.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
8 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Thị trường xe điện Việt Nam tăng trưởng nóng - có thể đạt quy mô 5-7 tỉ USD sau 5 năm
7 giờ trước
Thị trường xe điện Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Đại lý ô tô đua chạy số trước ngày hết giảm trước bạ: Ngày bán hơn 60 xe, điểm đăng ký kín người xếp hàng
7 giờ trước
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2024 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường xe trong nước.
Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
6 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
3 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
23/11/2024 07:47
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
23/11/2024 07:18
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.