Lạm phát cao trên toàn cầu đang khiến NHTW các nước “đau đầu” như thế nào?

17/10/2021 18:27
Việc chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhất nhiều năm tại nhiều nước đã khiến cho các ngân hàng trung ương trên thế giới có những phản ứng trái chiều.

Lạm phát tăng cao đang gây ra nhiều nỗi lo trên khắp thế giới bởi nhu cầu sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và nhiều loại khác tăng vọt khi các biện pháp phong tỏa thời kỳ COVID-19 được nới lỏng, cùng lúc đó, nguồn cung có nhiều hạn chế và giá cả các sản phẩm năng lượng và hàng hóa nguyên liệu thô đồng loạt tăng, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Việc chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh nhất nhiều năm tại nhiều nước đã khiến cho các ngân hàng trung ương trên thế giới có những phản ứng khác nhau. Hơn 12 ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất cơ bản đồng nội tệ. Tuy nhiên, hai ngân hàng trung ương có sức ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu hiện giờ vẫn chưa hành động bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Phản ứng chính sách khác nhau phản ánh cho khác biệt về quan điểm liên quan đến liệu việc giá cả tăng cao có đẩy cao lạm phát toàn cầu hoặc thay vào đó sẽ đi ngang. Quan điểm nào là đúng đắn sẽ định hình đường hướng của kinh tế toàn cầu trong vài năm tới.

Các ngân hàng trung ương lớn đang phụ thuộc vào các hộ gia đình vốn có niềm tin vào khả năng kiềm chế lạm phát ở mức thấp, ngoài ra phải tính đến kỳ vọng rằng có đủ người lao động để ngăn mức lương tăng cao.

Giới chức tiền tệ nhiều nước không chắc chắn rằng họ đã hành động đúng để ngăn lạm phát, đồng thời họ dự báo nhiều hơn về khả năng mức lương sẽ tăng lên. Tại các nước nghèo, phần lớn chi tiêu của người dân dành vào các loại mặt hàng thiết yếu ví như thực phẩm và năng lượng vốn cho đến nay đã tăng giá khá cao, chính vì vậy các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã hành động nhanh hơn để kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng Trung ương Chile vào ngày thứ Tư đã nâng lãi suất thêm 1,25 điểm phần trăm lên 2,75%, động thái khiến cho rất nhiều chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Đây là lần nâng lãi suất mạnh tay nhất trong 20 năm của Ngân hàng Trung ương Chile.

Từ tháng 3/2021, giá cả bắt đầu tăng trên toàn thế giới và đẩy cao lạm phát đúng theo ngưỡng mà phần lớn người đứng đầu các ngân hàng trung ương trên thế giới kỳ vọng. Đến tháng 8, tỷ lệ lạm phát tại nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhóm đóng góp khoảng 4/5 sản lượng kinh tế toàn cầu, đã lên mức cao nhất trong 1 thập kỷ.

Lạm phát tăng cao trong thời gian gần đây có nguyên nhân kết hợp từ nhiều yếu tố mà người đứng đầu ngân hàng trung ương nhiều nước chưa từng thấy trước đây.

Nhu cầu tiêu dùng đã hồi phục sớm hơn và mạnh hơn bình thường. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn khó gặp cầu. Kỳ vọng về khả năng nhu cầu không tăng quá nhanh, rất ít nhà sản xuất đã tăng quy mô sản xuất trong thời kỳ đại dịch COVID-19, cùng lúc đó nhà máy tại nhiều khu vực trên thế giới đã chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế của chính phủ nhiều nước liên quan đến công việc và đi lại.

Người đứng đầu ngân hàng trung ương nhóm nước G20 trong cuộc họp mới đây vào ngày thứ Tư nói rằng họ kỳ vọng các yếu tố cung cầu sẽ cân bằng trong những tháng tới, còn lạm phát sẽ hạ nhiệt.

Một số ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất chủ chốt, đặc biệt phải kể đến Brazil và Nga. Khi mà lạm phát tăng cao hơn và không có dấu hiệu ngừng lại, một số ngân hàng trung ương khác cũng đã hành động tương tự.

Theo khảo sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) với khoảng 38 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, 13 ngân hàng đã nâng lãi suất đồng USD ít nhất 1 lần. Vào tháng 10, ngân hàng trung ương tại New Zealand, Ba Lan và Rumani nâng lãi suất cho vay lần đầu tiên tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Singapore cũng nâng lãi suất vào ngày thứ Năm vừa rồi.

Đối với người đứng đầu các ngân hàng trung ương, mối lo lớn nhất chính là lạm phát trở nên kéo dài bởi các hộ gia đình đang bắt đầu tin rằng lạm phát cao sẽ dẫn đến lương tăng còn phía doanh nghiệp cũng đang tính đến tăng kỳ vọng lạm phát và nâng giá bán hàng hóa.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
5 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
8 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
11 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
14 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.