Lạm phát đang làm đứt gãy tăng trưởng của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới

16/08/2022 15:43
Kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Kinh tế toàn cầu trong quý 2/2022 ghi nhận quý tăng trưởng âm đầu tiên tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu 2 năm trước đây. Thời gian gần đây xuất hiện ngày một nhiều thông tin bất lợi với tăng trưởng kinh tế ví như lạm phát leo thang tại phương Tây hay các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngăn COVID-19 tại Trung Quốc gây sức ép suy giảm lên hoạt động kinh tế.

Theo Nikkei, lạm phát có thể coi như một yếu tố gây đứt gãy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cùng lúc đó, tình hình căng thẳng tại Đài Loan cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Mỹ và châu Âu hiện đang đương đầu với “bài toán khó” trong việc liệu nhóm nền kinh tế này có thể vững vàng nếu không có nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga và nguồn lao động chi phí thấp từ Trung Quốc.

Kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chuyên gia tại công ty chứng khoán Nikko Securities, ông Yoshimasa Maruyama, ước tính rằng GDP toàn cầu sụt giảm khoảng 2,7%.

Kinh tế Mỹ, Đức, Anh và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng âm. Mỹ hiện nay đang được cho là đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kỹ thuật khi mà GDP nước này âm 2 quý liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Anh mới đây dự báo Anh sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong quý 4/2022 đồng thời quá trình suy giảm này sẽ vẫn kéo dài cho đến năm 2023.

Trong khảo sát mà Nikkei thực hiện với khoảng 10 chuyên gia kinh tế tư nhân, 3 chuyên gia dự báo Mỹ sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong năm nay hoặc nửa đầu năm 2023, 6 chuyên gia kinh tế cũng dự báo kịch bản tương tự với khu vực đồng tiền chung châu Âu.

So với cùng kỳ năm trước, GDP thực của Nhật tăng trưởng 2,2% trong khoảng thời gian quý 2/2022, như vậy chính thức trở lại ngưỡng tăng trưởng trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tiềm năng được dự báo sẽ rất thấp. Việc nhu cầu toàn cầu giảm cũng có thể khiến cho kinh tế Nhật bị “chệch hướng” tăng trưởng.

Các dự báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu đối với các thiết bị và dịch vụ số, ngành dẫn đầu quá trình phục hồi hậu COVID-19, đang bắt đầu giảm.

Cuối tháng 7/2022, CEO của Intel – ông Patrick Gelsinger cho biết: “Một số khách hàng lớn nhất của chúng tôi đang giảm hàng tồn kho ở tốc độ chưa từng thấy trong thập kỷ qua”. Trong quý 2/2022, Intel đã công bố quý lỗ ròng đầu tiên tính từ quý cuối cùng của năm 2017.

Quý 2/2022, doanh số bán máy tính cá nhân giảm ước chừng khoảng 15% còn doanh số bán điện thoại thông minh giảm 9%, số liệu của IDC Mỹ cho hay. Còn theo công ty nghiên cứu Gartner, dự báo tăng trưởng doanh thu của ngành bán dẫn trong năm nay ước đạt 7,4% từ mức 13,6% trước đó.

Trên thị trường hàng hóa hiện cũng đang xuất hiện nhiều thông tin bi quan. Giá sản phẩm đồng, loại hàng hóa vốn nhạy cảm với biến động trong kinh tế toàn cầu, ở mức khoảng 8.100USD/tấn trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, như vậy tức tương đương khoảng thấp hơn 30% so với giá ở thời điểm ngay sau khi Nga và Ukraine leo thang căng thẳng. Giá các kim loại công nghiệp ví như aluminum và nickel đều được bán với giá thấp hơn khoảng từ 10 đến 20% so với thời điểm giá cao trước đây.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu khá u ám. Kinh tế Trung Quốc sụt giảm 10% trong khoảng thời gian 1 năm tính đến quý 2/2022 trong khi đó lĩnh vực bất động sản, một động lực quan trọng của nền kinh tế, vẫn trì trệ ngay cả sau khi giới chức Trung Quốc loại bỏ các biện pháp phong tỏa mạnh tay. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Thượng Hải thời điểm tháng 7/2022 chạm mức 19,9%.

Căng thẳng Nga – Ukraine đã gây tổn hại đến nguồn cung năng lượng tại châu Âu. Vào tháng 7/2022, doanh nghiệp năng lượng nhà nước Trung Quốc Gazprom đã giảm 20% công suất bán khí đốt sang Đức. Công ty hóa chất BASF của Đức cũng công bố không thể duy trì hoạt động nếu nguồn cung khí đốt của Đức không đảm bảo.

Chi phí cuộc sống tăng cao không khỏi khiến cho các hộ gia đình phải thắt chặt chi tiêu. Doanh số bán lẻ tại Đức giảm 8,8% xét theo danh nghĩa thực và như vậy ghi nhận mức giảm sâu nhất tính từ khi các số liệu được tính toán vào năm 1994.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 7/2022 ở mức 8,9%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất chủ chốt lần đầu tiên trong 11 năm nhằm ứng phó với việc giá cả leo thang. Lãi suất cơ bản đồng tiền chung châu Âu được nâng lên mức 0% từ mức âm 0,5%.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
32 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
45 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
52 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.