Lạm phát giảm tốc, áp lực vẫn lớn

30/07/2018 14:38
Sau khi tăng mạnh trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã đảo chiều giảm trong tháng 7. Tuy nhiên, mức giảm là khá nhẹ và lạm phát bình quân vẫn tiếp tục tăng lên mức 3,45%...

Đáng chú ý, theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, áp lực lạm phát những tháng cuối năm vẫn rất lớn nên không thể chủ quan.

Lạm phát giảm tốc, áp lực vẫn lớn - Ảnh 1.

Giá nhiều dịch vụ y tế giảm, kéo giảm CPI tháng 7 Ông đánh giá thế nào về diễn biến CPI tháng 7?


Mức giảm nhẹ của CPI trong tháng 7 là hoàn toàn hợp lý. Bởi mặc dù lương cơ bản tăng từ 1/7, nhưng giá nhiều dịch vụ y tế lại giảm, trong khi giá xăng dầu trong nước cũng không tăng. Trên thị trường thế giới, giá các hàng hóa khác cũng chững lại, giá dầu thô trên thế giới tháng 7 tăng không đáng kể… Nhìn chung trong tháng 7, giá cả hàng hóa cả trong và ngoài nước khá ổn định. Chỉ số CPI tháng 7 cũng đã cho thấy điều đó với mức giảm khá nhẹ.

Vậy theo ông, trong những tháng còn lại của năm nay có những yếu tố nào có thể tác động đến lạm phát?

Có chứ, như giá cả hàng hóa, giá dầu trên thế giới có thể vẫn tăng; giá cả hàng hóa ở trong nước cũng có thể tiếp tục tăng; mặc dù lương cơ bản bắt đầu tăng từ 1/7, nhưng có thể đến tháng 8 mới thực sự có tác động. Bên cạnh đó, tỷ giá cũng đang chịu nhiều áp lực do đồng USD tăng mạnh trên thị trường thế giới và điều đó cũng tạo ra áp lực nhất định đối với lạm phát.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản sẽ không có biến động mạnh trong những tháng tới. Lạm phát cơ bản tháng 7 chỉ tăng 1,41% so với cùng kỳ năm trước, tức vẫn ở trong ngưỡng điều hành là từ 1,5 đến 1,8%. Điều này có nghĩa lạm phát năm nay không phải do yếu tố tiền tệ mà do các yếu tố chi phí đẩy.

Thông thường các năm trước, tính chu kỳ của lạm phát thể hiện khá rõ khi thường tăng mạnh hơn vào những tháng cuối năm. Với năm nay thì ông nhận định như thế nào?

Tất nhiên là lạm phát vẫn sẽ có tính chu kỳ nhất định, nhưng Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, cũng như các bộ, ngành, địa phương cũng đã có kinh nghiệm hơn trong việc kiểm soát tính chu kỳ của lạm phát. Nên có thể theo chu kỳ thì lạm phát vẫn tăng trong những tháng cuối năm, nhưng sẽ được các cơ quan quản lý kiểm soát để làm sao ở mức tăng nhẹ nhàng hơn và không bị vượt quá mức 4% mục tiêu đặt ra.

Nguy cơ về cuộc chiến thương mại toàn cầu đã có dấu hiệu dịu đi khi Mỹ với EU mới đây đã ký thỏa thuận sẽ không áp thêm các thuế mới trong khi đang tiến hành các cuộc đàm phán thương mại. Theo ông, điều này sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Tôi cho rằng đây là một thông tin tích cực. Thế nhưng điều người ta thấy sát sườn và quan tâm hơn khi nhìn về tác động đến Việt Nam là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc. Hiện căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu giảm đi, chưa có hồi kết và với quan điểm “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay thì cũng chưa thể dự báo hết được nó sẽ đi đến đâu. Và rõ ràng đó là một ẩn số, là một rủi ro tác động khá nhiều đến Việt Nam, bao gồm cả lạm phát.

Vậy về mặt ngắn hạn thì các giải pháp để kiềm chế lạm phát là gì cho những tháng còn lại của năm nay, thưa ông?

Tôi cho rằng xử lý các vấn đề liên quan đến yếu tố chi phí đẩy, kiểm soát tốt lộ trình tăng giá đối với các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý là những công việc trước mắt cần tập trung. Cùng với đó, cần tiếp tục phối hợp đồng nhịp, đồng bộ hơn nữa giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.

Ví dụ như về lãi suất, hiện NHNN muốn giữ mặt bằng lãi suất ổn định, trong khi đó nếu như Kho bạc Nhà nước, với nỗ lực để đạt kế hoạch phát hành TPCP, lại đẩy mặt bằng lãi suất TPCP cao hơn thì rõ ràng là không phối hợp tốt được với chính sách tiền tệ. Hay khi NHNN muốn trung hòa lượng tiền ra nền kinh tế không quá nhiều, nhưng nếu Bộ Tài chính lại không phối hợp tốt, đưa lượng tiền ra nhiều quá thì cũng không nên.

Bên cạnh đó, cần ưu tiên giữ mặt bằng lãi suất ổn định để giảm áp lực đối với tỷ giá, bởi tỷ giá cũng có tác động tương đối lớn đến lạm phát.

Đồng thời, tôi cho rằng về tăng  trưởng tín dụng thì năm nay không nhất thiết phải đạt 17%. Bởi tín dụng cung ứng ra nền kinh tế trong những năm vừa qua đã ở mức tương đối cao rồi, trong bối cảnh hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM không tăng theo kịp. CAR của hệ thống NHTM hiện nay nếu chiếu theo Basel 2 thì chưa đạt yêu cầu trong khi thời hạn để áp chuẩn Basel 2 đối với 10 ngân hàng thí điểm cũng sắp hết rồi.

Đó là chưa kể là còn những rủi ro tiềm ẩn, như nợ xấu tăng trong tương lai nếu chúng ta đẩy tín dụng ra quá nhiều. Một yếu tố quan trọng khác là cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để tránh lạm phát kỳ vọng.

Các giải pháp căn cơ là gì, thưa ông?

Về trung và dài hạn, một mặt cần thường xuyên kiểm soát lượng cung tiền hợp lý và hiệu quả, mặt khác cần tiếp tục phối hợp các chính sách thật nhịp nhàng. Trong bối cảnh hiện nay, cần tiếp tục linh hoạt hóa hơn đối với chính sách về tỷ giá, trong đó cần lưu ý hiện nay là cấu trúc thương mại Việt Nam với các nước đã có những thay đổi. Ví dụ, trước đây mình nhập siêu lớn nhất là từ Trung Quốc nhưng bây giờ lại là từ Hàn Quốc.

Về lâu dài, cần hướng tới kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Song hành với đó, cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các DNNN và các TCTD yếu kém. Tôi cho rằng, hiện nay là thời điểm vàng để chúng ta đẩy nhanh tái cơ cấu.

Bởi vì kinh tế đang có mức tăng trưởng tốt và có sự đồng thuận rất cao của xã hội liên quan đến tái cơ cấu.

Xin cảm ơn ông!

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7 giảm nhẹ 0,09% so với tháng trước, tăng 2,13% so với cuối năm 2017 và tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2018 so với 7 tháng 2017 tăng 3,45%.


Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
4 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
6 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
6 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
7 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
1 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
2 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
3 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.