Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, con số được các nhà kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones đưa ra là 4,7%. Tháng 8/2008, CPI tăng 5,3%, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính khiến Mỹ rơi vào vòng xoáy suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.
CPI Mỹ trong các năm.
Dù số liệu lạm phát cao hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trước cuộc khủng hoảng tài chính, Fed vẫn không đưa ra quan điểm bi quan. Các quan chức của NHTW cho rằng đà tăng hiện này chỉ được thúc đẩy bởi các yếu tố tạm thời, sẽ sớm hạ nhiệt khi trong thời gian tới. Ngoài ra, Fed nhận định con số có vẻ cao hơn so với 1 năm trước, do nền kinh tế vẫn bị hạn chế do các biện pháp hạn chế ứng phó với đại dịch.
Do đó, nhà đầu tư trên TTCK không dự đoán Fed sẽ sớm đưa ra phản ứng với những con số mới nhất, khi Uỷ ban Thị trưởng Mở Liên bang (FOMC) tổ chức cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Cụ thể, giá ô tô và xe tải đã qua sử dụng tiếp tục tăng cao, tăng 7,3% trong tháng 5 và 29,7% trong 12 tháng qua. Chỉ số theo dõi xe mới tăng 1,6%, ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2009 và tăng 3,3% trong 12 tháng - mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/2011.
Tuy nhiên, chỉ số theo dõi giá ngành năng lượng đi ngang trong tháng qua, bất chấp giá xăng dầu tăng mạnh trong năm nay, trong khi chỉ số thực phẩm lại tiếp tục tăng 0,4%. Chỉ số giá xăng dầu đã tăng 56,2% trong năm qua, đóng góp một phần vào mức tăng của 28,5% trong cả ngành năng lượng. Giá lương thực tăng 2,2% trong 12 tháng.
Trong khi đó, một thước đo khác không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng - CPI lõi, tăng 3,8%, còn ước tính của Dow Jones là 3,5%. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/1992.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ tháng 1/2020.
Ngoài ra, số liệu thất nghiệp mới công bố cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 5/6 là 376.000, cao hơn mức ước tính là 370.000. Song, con số này vẫn ở mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.