Lạm phát năm 2019: Liệu có trong tầm kiểm soát?

14/11/2018 07:49
Chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và cho rằng sức ép lạm phát ngày càng lớn.

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua, trong đó đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%. Theo Nghị quyết, mục tiêu tổng quát của năm 2019 vẫn đặt lên hàng đầu yêu cầu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát . Điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý; điều chỉnh giá dịch vụ công cần theo lộ trình phù hợp, tránh gây ra những tác động bất lợi đến chỉ số giá tiêu dùng.

Lạm phát năm 2019: Liệu có trong tầm kiểm soát? - Ảnh 1.

quốc hội "chốt" chỉ tiêu CPI năm 2019 khoảng 4%. (Ảnh minh họa)


Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đây là chỉ tiêu được nhiều đại biểu quan tâm. Một số ý kiến đề nghị quyết định chỉ tiêu CPI ở mức cụ thể là "dưới 4%", có ý kiến đề nghị "dưới 4,1%", chứ không ghi là "khoảng 4%".Chỉ tiêu CPI khoảng 4% là phù hợp?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, theo nhiều dự báo, sức ép lạm phát ngày càng lớn. Giá dầu thô đang trong xu hướng tăng, tỷ giá, lãi suất và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng, ảnh hưởng của xung đột thương mại của một số nước. Trong khi đó lộ trình tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường đối với giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, tăng lương tiếp tục được thực hiện.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chỉ tiêu CPI khoảng 4% là phù hợp, bảo đảm thận trọng trong kiểm soát lạm phát nhưng cũng không thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức, góp phần thực hiện đồng thời mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng.

Lạm phát năm 2019: Liệu có trong tầm kiểm soát? - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban dân nguyện củaQuốc hội

Bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban dân nguyện của Quốc hội đánh giá, việc chỉ số giá tiêu dùng CPI dự kiến cả năm 2018 tăng dưới 4%, thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội giao. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất cao của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế.

Tuy nhiên, bà Hải cũng lưu ý, qua báo cáo của Chính phủ, để có thể kiểm soát được chỉ số CPI thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp rất tích cực và quyết liệt, trong đó có cả giải pháp mang tính hành chính như là quản tăng giá điện, thuế môi trường thông qua xăng dầu và các giá dịch vụ khác.

Theo bà Hải, có 2 mặt của một vấn đề cần quan tâm là: Ngân sách nhà nước năm nay ít nhiều cũng bị ảnh hưởng trong cân đối thu chi trong thời gian còn lại của năm 2018 và áp lực này sẽ dồn đẩy sang năm 2019 trong việc điều hành thực hiện kiềm chế lạm phát. Do đó, Chính phủ cần phải có kế hoạch thật tốt cho việc thực hiện kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng và kiềm chế lạm phát trong năm 2019.

Mục tiêu khoảng 4% có vẻ "mơ hồ"?

Đề cập vấn đề lạm phát, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), cho rằng: Trong khi lạc quan về tăng trưởng, Chính phủ có vẻ "thiếu tự tin" đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Ông Lộc phân tích: Trong ba năm qua, đặc biệt là năm 2018, Việt Nam vẫn luôn giữ được lạm phát ở mức dưới 4%, bất chấp những biến động mạnh về giá dầu, giá thực phẩm, về tỷ giá diễn ra đồng thời. Lạm phát thấp đã và đang tạo điều kiện cho việc ổn định giá cả, ổn định lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn. "Vậy, tại sao chúng ta lại không tiếp tục kiên định mục tiêu, kiềm chế lạm phát dưới 4%?" - ông Lộc đặt vấn đề.

Lạm phát năm 2019: Liệu có trong tầm kiểm soát? - Ảnh 3.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI

Chủ tịch VCCI băn khoăn: Tới đây Quốc hội sẽ đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu này như thế nào? Nếu lạm phát là 4,1%, 4,2% thì có thể chấp nhận được nhưng nếu 4,3%, 4,4% hay 4,5% thì có thể coi là hoàn thành nhiệm vụ được không?

Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá, việc chuyển từ mục tiêu cứng rõ ràng "dưới 4%" sang một mục tiêu mềm có phần mơ hồ hơn, "khoảng 4%" là một bước lùi trong hoạch định chính sách và hậu quả sẽ khó lường. Bởi khi Chính phủ không bị ràng buộc bằng một mục tiêu kiềm chế lạm phát cứng thì sự quyết liệt trong việc thực hiện sẽ giảm đi nhiều, các bộ, ngành sẽ không còn phải cân nhắc nhiều khi đưa ra những đề xuất tăng giá, phá giá, điều chỉnh giá hay đưa ra các sắc thuế mới.

Nếu Chính phủ bằng lòng với mục tiêu lạm phát trên 4% thì người dân có quyền đặt câu hỏi liệu trong tương lai mục tiêu lạm phát có được điều chỉnh thành khoảng 5% hay 6% và liệu các nhà đầu tư có tin rằng ổn định kinh tế vĩ mô sẽ luôn là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài của Chính phủ, lãi suất, tỷ giá liệu có "té nước theo mưa" cùng với sự điều chỉnh mục tiêu lạm phát của Chính phủ.

Khi thay đổi mục tiêu lạm phát từ dưới 4% thành khoảng 4%, Chính phủ dường như đang rút khỏi một "cam kết vàng" đang được người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng lòng ủng hộ. Với sự điều chỉnh này Chính phủ sẽ khó bảo đảm thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội là đưa lạm phát về dưới 3% vào cuối nhiệm kỳ này, Chủ tịch VCCI thẳng thắn chỉ rõ./.

Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế năm 2019:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%;

- Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%;

- Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP...

Áp lực lạm phát lớn nhưng chu kỳ 10 năm không lặp lại? VOV.VN - Giới chuyên gia nhận định, giữ lạm phát dưới 4% năm nay là khả thi nhưng vẫn còn quan ngại cho năm kế tiếp.

Áp lực dồn đẩy lạm phát sang năm 2019? VOV.VN - ĐBQH Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) cho rằng, ngân sách bị ảnh hưởng cân đối thu chi, áp lực dồn đẩy lạm phát sang năm 2019.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.834.475 VNĐ / thùng

74.50 USD / bbl

-0.51 %

- -0.38

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.744.329 VNĐ / thùng

70.84 USD / bbl

-0.45 %

- -0.32

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.563.780 VNĐ / m3

2.34 USD / mmbtu

-0.18 %

- 0.00

Than đá

COAL

3.434.978 VNĐ / tấn

139.50 USD / mt

0.36 %

+ 0.50

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 20/9: Đồng loạt tăng mạnh
11 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 20/9 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô đang bị gián đoạn.
Giá xăng tăng trở lại, RON 95 vượt 19.700 đồng/lít
16 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (19/9), giá xăng trong nước tăng từ 50 - 130 đồng/lít.
Giá xăng "đứt mạch" giảm, giá dầu đang rẻ nhất trong năm chỉ hơn 17.000 đồng/ lít
1 ngày trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ ngày 19/9, trong đó giá xăng tăng trở lại, giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
Thị trường ngày 19/9: Giá dầu và vàng giảm dù Fed hạ mạnh lãi suất
1 ngày trước
Việc ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất 50 cơ bản đã đẩy USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh trong phiên 18/9, từ đó gây áp lực giảm giá đối với dầu và vàng. Tuy nhiên, giá đồng, cao su và đường tăng mạnh trong phiên này.