Lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực đe dọa, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực làm gì để vượt qua?

21/06/2022 16:04
Lạm phát là một vấn đề đang khiến cả thế giới lo lắng tìm cách để giải quyết. Vấn đề này càng căng thẳng hơn nữa khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, giá nhiêu liệu tăng cao, nguồn cung thiếu hụt, nhất là đối với lương thực thực phẩm. Singapore, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực cần làm gì để tự cứu mình và thế giới?

Lạm phát trên toàn cầu

Lạm phát tăng cao trên toàn cầu khiến giá cả mọi hàng hóa tăng vọt, các chủ cửa hàng đang bắt đầu cảm thấy áp lực khi phải giữ mức giá thấp cho người tiêu dùng.

Anh Remus Seow, chủ một cửa hàng bán cơm Nhật Bản có tên Fukudon là một ví dụ điển hình. Trong sáu tháng vừa qua, giá các loại nguyên liệu anh vẫn thường mua như dầu ăn, trứng và thịt đã tăng từ 30 – 45%. Vì vậy mà anh đã có quyết định tăng giá lần đầu tiên kể từ khi anh mở quầy hàng của mình hai năm trước. Anh chia sẻ rằng nếu giá cả tiếp tục tăng cao, có thể 20 - 30% khách hàng của anh sẽ không mua tại quầy của anh nữa.

Cơ quan Tiền tệ Singapore cho biết giá lương thực toàn cầu tăng cao dự kiến ​​sẽ tiếp tục góp phần gây ra lạm phát trong lương thực sau năm 2022.

Giá lương thực toàn cầu đã bắt đầu tăng trong thời kỳ đại dịch và sau đó, những xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát.

Ông Dil Rahut, Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết tình trạng thiếu lương thực sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian ngắn và thậm chí có thể kéo dài trong một hoặc hai năm tới.

Các quốc gia khác không thể nhanh chóng nhảy vào để lấp đầy khoảng trống mà Ukraine và Nga để lại vì phải mất ít nhất một năm để trồng các sản phẩm tươi, ông Rahut cho biết thêm.

Tương tự, ông Paul Teng, trợ giảng tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, cảnh báo rằng ngay cả khi xung đột giữa Nga và Ukraine chấm dứt, giá lương thực sẽ không ngay lập tức quay trở lại mức giá như ban đầu.

Nguyên nhân là bởi các yếu tố như chi phí nhiên liệu tăng, tình trạng thiếu lao động và chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu lương thực hiện có, khiến giá cả tiếp tục leo thang.

Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng giá lương thực dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 20% ​​trong năm nay trước khi hạ nhiệt vào năm 2023.

Singapore – quốc gia nhập khẩu 90% lương thực

Với quốc gia nhập khẩu hơn 90% lương thực như Singapore, đây thật sự là vấn đề đáng lo ngại. Từ trước đến nay quốc gia này vẫn được biết đến với sự đa dạng của các món ăn đường phố và ẩm thực địa phương, nhưng có thể nhiều người chưa biết họ đang phải đối mặt với một thách thức dai dẳng, đó là vấn đề về an ninh lương thực.

Vấn đề cấp bách này đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi các quốc gia ban hành lệnh cấm xuất khẩu lương thực gần đây, đặc biệt là lệnh cấm xuất khẩu thịt gà của Malaysia, vốn là nguồn cung 34% lượng gà của Singapore.

Lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực đe dọa, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực làm gì để vượt qua? - Ảnh 1.

Là một quốc đảo nhỏ và thiếu tài nguyên thiên nhiên, bởi vậy quốc gia này nhập khẩu hơn 90% lương thực từ hơn 170 quốc gia và khu vực khác.

Với việc đất nước dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài, Chính phủ Singapore đã đưa ra sáng kiến ​​"30 đến 30" để sản xuất 30% nhu cầu dinh dưỡng vào năm 2030. Tuy nhiên giờ đây quốc gia này đã bắt đầu cảm nhận được áp lực lạm phát lương thực gia tăng.

Cơ quan tiền tệ Singapore và Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết, giá thực phẩm đã tăng 4,1% trong tháng 4 so với cùng kì năm trước, cao hơn so với mức tăng 3,3% trong tháng 3.

Nhiều thách thức phía trước

Mặc dù họ đang làm tương đối tốt trong việc duy trì an ninh lương thực, tuy nhiên tương lai vẫn còn là một điều mơ hồ.

Ông Teng cho rằng Singapore đã không chú trọng nông nghiệp dẫn tới phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực. "Giờ đây chúng tôi đã thực hiện và bắt đầu tăng tốc, nhưng điều này sẽ cần một thời gian dài để mang lại hiệu quả".

Kế hoạch "30 đến 30" sẽ cung cấp cho Singapore mức độ tự sản xuất đủ để nước này vượt qua thời kỳ khó khăn, nhưng điều đó sẽ không đủ để thay thế hoàn toàn nguồn hàng mà nước này nhập khẩu.

Nguyên nhân là bởi vì Chính phủ đã quyết định đẩy mạnh nhiều hơn vào việc tăng tổng sản phẩm quốc nội của đất nước (GDP) và thu nhập trung bình của hộ gia đình hơn là đầu tư vào các hoạt động nông nghiệp, ông nói thêm. "Miễn là bạn có tiền và không bị gián đoạn chuỗi cung ứng thì bạn luôn có thể mua được thực phẩm ở nơi nào đó".

Nhưng mặc dù Singapore có thể đạt được thành tựu về mặt kỹ thuật và công nghệ, hai vấn đề vẫn còn tồn tại là giá cả và thái độ của người tiêu dùng đối với "thực phẩm mới".

Ông Teng cho biết người tiêu dùng tại Singapore đặc biệt thích mua những thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên và có thể sẽ không thích những dòng thực phẩm "mới" như gà nuôi trong phòng thí nghiệm và các nguồn protein thay thế - một phần quan trọng của chiến lược "30 đến 30". Nhưng điều quan trọng hơn là thời hạn đã đến gần nhưng Singapore mới chỉ sản xuất được 10% như cầu dinh dưỡng của riêng mình.

Người dân sẽ vẫn mua các sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu nếu chúng rẻ hơn sản phẩm nội địa trừ khi Chính phủ có thể trợ giá cho các sản phẩm này.

Seow cũng cho biết rằng anh sẽ không mua sản phẩm nội địa trừ khi giá có thể hấp dẫn hơn giá nhập khẩu.

"Nhưng cách duy nhất về lâu dài là Chính phủ phải đi trước và làm hết sức mình để duy trì giá cả, chất lượng và nhu cầu của những gì chúng ta cần và sau đó mọi người sẽ từ từ chấp nhận những sản phẩm nội địa".

Rahut cũng gợi ý rằng việc tiếp thị các sản phẩm nội địa như thực phẩm chất lượng cao và bổ dưỡng có thể khuyến khích người tiêu dùng mua nó với giá cao hơn, giống như một số người sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm hữu cơ trên thị trường.

Lạm phát tăng cao, khủng hoảng lương thực đe dọa, quốc gia nhập khẩu đến 90% lương thực làm gì để vượt qua? - Ảnh 2.

Singapore có thể làm gì?

Cả ông Teng và Rahut đều cho biết, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể cung cấp mạng lưới an toàn cho những người gặp khó khăn, ví dụ như thông qua các khoản thanh toán bằng tiền mặt hoặc chứng từ.

Tuy nhiên, ông Teng nói thêm rằng một trong những điểm yếu của Singapore là mặc dù họ cố gắng đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu từ một nhóm các quốc gia, họ vẫn chỉ dựa vào chủ yếu một hoặc hai quốc gia, điển hình là Singapore nhập khẩu 48% gà từ Brazil và 34% từ Malaysia vào năm 2021, Cơ quan Thực phẩm Singapore cho biết.

Ông Teng cũng lưu ý rằng hầu hết gà nhập khẩu từ Malaysia là gà sống, trong khi phần còn lại nhập khẩu từ Brazil và các nước khác là gà đông lạnh. Do đó, ở cấp độ chính sách, điều quan trọng là phải đa dạng hóa nhập khẩu đối với các loại sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như tìm thêm nguồn cung gà sống để nhập khẩu.

Chính phủ cũng có thể khuyến khích nhiều công ty Singapore phát triển thực phẩm ở nước ngoài và thỏa thuận với các quốc gia khác để đảm bảo sản phẩm sẽ không bị cấm xuất khẩu.

"Giải pháp chung là đảm bảo các quốc gia sản xuất, quốc gia xuất khẩu có thặng dư trong lương thực và có rất nhiều cách chúng tôi có thể giúp các quốc gia khác làm điều đó."

Tương tự, Rahut nói thêm rằng vì Singapore là một quốc gia có công nghệ tiên tiến như vậy, nên họ có thể xem xét việc giúp các quốc gia khác cải thiện hệ thống sản xuất lương thực của họ.

"Điều đó sẽ không chỉ giúp Singapore ổn định giá lương thực và an ninh lương thực mà còn cả an ninh lương thực và giá lương thực toàn cầu", ông Rahut nói.

Tham khảo: CNBC

https://cafef.vn/lam-phat-tang-cao-khung-hoang-luong-thuc-de-doa-quoc-gia-nhap-khau-den-90-luong-thuc-lam-gi-de-vuot-qua-20220621111114158.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.938.781 VNĐ / tấn

21.31 UScents / lb

0.33 %

- 0.07

Cacao

COCOA

223.335.120 VNĐ / tấn

8,788.50 USD / mt

1.78 %

+ 153.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

164.369.726 VNĐ / tấn

293.39 UScents / lb

0.54 %

- 1.58

Gạo

RICE

17.488 VNĐ / tấn

15.13 USD / CWT

0.03 %

+ 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.117.954 VNĐ / tấn

976.50 UScents / bu

0.13 %

- 1.25

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.122.125 VNĐ / tấn

289.95 USD / ust

0.19 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
10 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
10 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
12 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
13 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.