Lạm phát đang tăng mạnh mẽ trên toàn cầu. Tại Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, suy thoái kinh tế đã trở nên hiện hữu hơn hơn bao giờ hết. Vào thứ 6 vừa qua, khi các chỉ số được công bố cho thấy lạm phát đang tăng mạnh mẽ và chỉ số tâm lý người tiêu dùng ở mức thấp lịch sử đã vẽ ra một bức tranh nền kinh tế ngày càng đen tối.
Vào thứ 7, nhóm nghiên cứu của Đại học Michigan đã đưa ra chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức độ lạc quan được ghi nhận mức 50,2 điểm, mức thấp nhất trong dữ liệu khảo sát từ năm 1978. Con số này thấp hơn rất nhiều so với đợt bùng phát dịch Covid-19, thấp hơn cuộc khủng hoảng tài chính và thấp hơn cả mức lạm phát đỉnh điểm vào năm 1981.
Những dữ liệu này đã tạo ra một triển vọng không mấy khả quan cho những người đang nuôi hi vọng Mỹ có thể vượt qua cuộc suy thoái nhanh chóng sau cuộc suy thoái vào năm 2020 khi đại dịch bùng phát.
Chỉ số CPI tháng 5 cao kỉ lục kể từ năm 1978
Ông Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, cho biết: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cuộc suy thoái bắt đầu vào quý 3 năm nay. Tuy nhiên nhiều người cho rằng giờ đây đã nằm trong giai đoạn bắt đầu. Chưa có gì là chắc chắn, nhưng hiện tại vào thời điểm này thì chúng tôi không bất ngờ".
Mất bao lâu để chính thức bước vào cuộc suy thoái là một vấn đề đang gây tranh cãi nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này. Những dữ liệu gần đây đã chỉ ra thời điểm tính toán có thể gần hơn so với mức mà nhiều nhà kinh tế đã dự báo.
Trong khi chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ở mức ổn định, với lãi suất tiết kiệm đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2008, khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ và mở ra giai đoạn tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính.
Theo dữ liệu của Cục dự trữ Liên bang được công bố mới đây, giá trị tài sản ròng của các gia đình trong quý I giảm nhẹ, mức giảm đầu tiên trong vòng hai năm. Đó là do nợ của các hộ gia đình tăng 8,3%, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2006.
Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta đang theo dõi mức tăng trưởng GDP quý 2 và dự báo chỉ ở mức 0,9%. Sau khi sụt giảm 1,5% trong quý I, sự suy giảm trong giai đoạn hiện tại sẽ kích hoạt một quy luật chung cho một cuộc suy thoái với 2 quý giảm liên tiếp.
Thị trường lao động phát triển mạnh mẽ đóng vai trò là bức tường lửa chống lại sự suy thoái, tuy nhiên có vẻ không còn hiệu quả khi liên tục ghi nhận những con số đáng tiếc gần đây. Bảng thống kê biên chế phi nông nghiệp tháng 5 dù tốt hơn dự kiến nhưng lại thể hiện mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 4 năm 2021. Bản báo cáo về tình hình thất nghiệp trong tháng 5 cũng ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên tâm lý phổ biến ở Phố Wall là nền kinh tế vẫn có thể xoay sở để tránh một cuộc suy thoái lớn. Ông Michael Kushma, Giám đốc đầu tư về thu nhập cố định toàn cầu tại Morgan Stanley, cho biết: "Nếu chỉ nhìn vào những con số này, không có gì chắc chắn khi Fed sẽ nói rằng đây là một tin tốt. Tôi vẫn lạc quan trước sự suy thoái của nền kinh tế, chúng ta có thể rơi vào suy thoái trong tương lai nhưng hiện tại thì chưa."
Ông Kushma cũng thừa nhận rằng "bối cảnh đầu tư đang tiêu cực trên hầu hết mọi mặt."
Phố Wall đã kết thúc tuần giao dịch trong bối cảnh xu hướng bán tháo cả cổ phiếu và trái phiếu, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tăng lãi suất phía trước và triển vọng lạc quan đối với thu nhập của doanh nghiệp khó có thể giữ vững.
Nhà bán lẻ Target đưa ra hai điều chỉnh gần đây về triển vọng của mình để phản ánh nhu cầu mua sắm đang suy yếu, hàng tồn kho ngày càng tăng và do đó sức mạnh định giá giảm. Nếu những xu hướng đó leo thang, trụ cột chi tiêu tiêu dùng chiếm gần 70% trong tổng số 24 nghìn tỷ đô la của nền kinh tế Mỹ sẽ khó có thể giữ vững.
Rick Rieder, CIO thu nhập cố định toàn cầu của tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock, cho biết: "Ngày càng có nhiều thông báo và công bố thu nhập của các công ty (hoặc cảnh báo) đang phản ánh người tiêu dùng hiện đang có tâm trạng tồi tệ do thu nhập giảm sút. Bởi vậy họ đang giảm chi tiêu đáng kể"
Rieder lo ngại rằng rủi ro lớn nhất đối với chi tiêu của người tiêu dùng và việc làm là tình trạng lạm phát cao hiện nay sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức "và về cơ bản rơi vào sai lầm trong chính sách".
Chiến lược gia đầu tư chính của Ngân hàng Trung ương Mỹ, Michael Hartnett, cho rằng: "Suy thoái đang diễn ra về mặt kỹ thuật" trước khi báo cáo lạm phát và chỉ số tâm lí được đưa ra. Lưu ý về ước tính GDP của Fed, ông cho biết nền kinh tế Mỹ chỉ còn cách một vài điểm so với mức suy thoái.
Ngược lại, các quan chức của Fed đã bày tỏ sự tin tưởng rằng họ có thể tiếp tục tăng lãi suất mà không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế đang ngày càng trở nên mong manh.
Các nhà đầu tư dự đoán ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong các cuộc họp tháng 7 và tháng 9. Một số nhà kinh tế thì cho rằng Fed thậm chí có thể cân nhắc mức tăng 75 điểm cơ bản.Tuy nhiên các ngân hàng Trung ương có thể sẽ không để điều này xảy ra, với niềm hi vọng rằng họ sẽ có những động thái trong mùa hè này đủ để kìm lại tốc độ lạm phát.
Ông Phil Orlando, Trưởng bộ phận phân tích chiến lược thị trường chứng khoán của Federated Hermes cho biết: "Từ quan điểm về thời gian, chúng tôi dự đoán sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế trong năm nay. Các mô hình của chúng tôi cho thấy rằng năm 2024 là thời gian sẽ có nhiều khả năng xảy ra suy thoái hơn".
Tuy nhiên, Orlando cho biết việc đầu tư vào môi trường hiện tại sẽ rất khó khăn. Federated dự kiến sẽ có nhiều thiệt hại xảy ra trước khi sự thay đổi vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu.
Tham khảo: CNBC,FT