Lạm phát: Xăng dầu vẫn là ẩn số

27/06/2019 16:57
Mặc dù theo kế hoạch thì phải đến cuối tuần này Tổng cục Thống kê mới công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6. Thế nhưng với việc giá xăng dầu vừa có 2 đợt điều chỉnh giảm gần đây, không khó để dự báo CPI tháng 6 sẽ giảm tốc (chứ không thể đảo chiều) và mức độ cũng sẽ không lớn...

Sở dĩ như vậy là do CPI tháng 6 chỉ chịu tác động của 2 đợt giảm giá xăng dầu ngày 17/5 và 1/6 với mức giảm khá nhẹ. Tính chung cả 2 đợt điều chỉnh này, giá xăng khoáng chỉ giảm khoảng 980 đồng/lít (tương đương giảm 4,42%); xăng E5 giảm 470 đồng/lít (-2,27%)… Chưa kể, tác động giảm giá xăng còn bị xóa đi phần nào khi mà nắng nóng kéo dài kéo theo lượng tiêu thụ điện tăng vọt sẽ đẩy chỉ số giá điện sinh hoạt tăng.

Lạm phát: Xăng dầu vẫn là ẩn số - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Kết quả cuộc điều tra mới đây của Vụ Dự báo Thống kê thuộc NHNN Việt Nam cho thấy, các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam kỳ vọng CPI tháng 6 chỉ tăng 0,29% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng thực tế của CPI tháng 5 là 0,49%.

Nhìn chung, áp lực khiến lạm phát tăng trong những tháng đầu năm chủ yếu do tác tác động của các yếu tố chi phí đẩy, trong đó nổi lên là giá điện và xăng dầu. Tuy nhiên, nếu như tác động của việc tăng giá điện đang nhạt dần thì giá xăng dầu vẫn là một ẩn số và rất khó kiểm soát do phụ thuộc vào diễn biến giá xăng dầu thế giới.

Đơn cử như đợt giảm giá xăng dầu khá mạnh ngày 17/6 vừa qua có thể sẽ không kịp ảnh hưởng lên CPI tháng tới khi mà giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng nhanh trở lại cùng với sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Hiện giá dầu Brent đã tiến sát mức đỉnh 1 tháng thiết lập ngày 31/5 là 66 USD/thùng và nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng, giá xăng dầu trong nước sẽ rất khó tránh việc tăng trở lại trong kỳ điều hành tới khi mà quỹ bình ổn giá đã cạn kiệt.

Nhìn xa hơn, lạm phát những tháng cuối năm sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài nền kinh tế. Bên ngoài, giá xăng dầu và đồng USD vẫn là một ẩn số khó lường. Theo đó, giá xăng dầu đang có xu hướng tăng nhanh trở lại và phụ thuộc nhiều vào “nhiệt độ” tại khu vực Trung Đông mà tâm điểm là căng thẳng Mỹ - Iran. Trong khi đó thì đồng USD cũng đang trồi sụt bất thường theo cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và quan điểm của Fed.

Hiện đồng USD đang có xu hướng điều chỉnh nhẹ sau khi Fed phát đi tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang lại đang hỗ trợ cho đồng USD và đẩy nhân dân tệ rớt giá. Với Việt Nam, diễn biến trái chiều này của đồng USD và nhân dân tệ đều cùng tạo áp lực tăng tỷ giá và lạm phát.

Trong nước, tác động của đợt tăng giá điện đến lạm phát vẫn chưa kết thúc khi mà thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Bên cạnh đó, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, cán cân thương mại đảo chiều thâm hụt trở lại cũng tạo nhiều sức ép đến lạm phát… Thế nhưng, tác động đến lạm phát từ các yếu tố nội tại có thể không lớn bởi mức tăng giá điện đã “ngấm” vào CPI các tháng đã qua nên tác động đang nhạt dần theo thời gian; trong khi việc điều chỉnh giá cả một số loại dịch vụ thiết yếu đã được cân nhắc kỹ về thời điểm và mức độ.

Vì thế, đáng lo ngại hơn cả đối với lạm phát những tháng cuối năm là các yếu tố từ bên ngoài, trong đó ẩn số lớn nhất vẫn là giá xăng dầu. Còn nhớ trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2019 được công bố ngày 29/5/2019, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng và lạm phát.

Trong đó, lạm phát năm 2019 được các chuyên gia của VERP dự báo là khó kiểm soát hơn, nhiều khả năng có thể lên tới 4 - 5%. Cụ thể, trong kịch bản đầu tiên, kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến, nhưng lạm phát vẫn lên tới 4,21%. Còn trong kịch bản thứ hai, lạm phát cả năm có thể ở mức 4,79%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra.

Đặc biệt, theo VEPR, nguy cơ lạm phát theo kịch bản thứ hai có thể xảy ra nếu có sự cộng hưởng từ sức ép lạm phát gia tăng đến từ bên trong và bên ngoài.Nói như vậy để thấy, mặc dù CPI tháng 6 có thể giảm tốc, nhưng không thể chủ quan với lạm phát.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
5 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
4 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
4 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
3 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.670.833 VNĐ / thùng

65.19 USD / bbl

7.06 %

- 4.95

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.581.921 VNĐ / thùng

61.72 USD / bbl

7.81 %

- 5.23

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.703.706 VNĐ / m3

3.89 USD / mmbtu

5.92 %

- 0.24

Than đá

COAL

2.547.682 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
13 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
20 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
21 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
1 ngày trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.