Làm sao cắt cơn nghiện "thuốc độc" trên đồng ruộng?

08/01/2018 15:49
Đêm giao thừa Tây, tôi nhận được hai tin nhắn. Một của  anh kỹ sư công nghệ có vợ làm ở đài truyền hình một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Một của đứa cháu đang cùng người yêu rủ nhau qua Thái Lan kiếm đường làm ăn bằng... nông nghiệp.

Sáng sớm mồng 1 Tây, bước ra cửa, thấy cây mật gấu nhà trồng đang lớn bổng, đầy lá xanh mượt bỗng bị gãy ngang mấy cành, lá bị ăn lỗ chỗ, rơi rụng. Nhìn kỹ, mỗi đầu một nhánh cây gãy có một con côn trùng, to như con cào cào, màu nâu, vẫn đang lì lợm “tác nghiệp”. Muốn xịt trực diện cho lũ quỷ này nhào đầu xuống. Nhưng tôi kịp ngừng ý nghĩ đó, nghĩ tới tâm trạng người nông dân và hai tin nhắn vừa nhận.

lam sao cat con nghien "thuoc doc" tren dong ruong? hinh anh 1

Đang nghiện thuốc trừ sâu nặng mà cắt ngay cơn nghiện khó, nhưng cắt ngay cơn nghiện thuốc cấm, không nhãn mác của Trung Quốc là phải dứt khoát. Ảnh: Lê Bảo Yến.

“Cơn nghiện” thuốc độc ngày càng nặng

Trước hết là câu chuyện đứa cháu qua làm nông bên Thái. “Dì Ba ơi, qua đây tụi con đã thuê một miếng đất trồng tiêu hữu cơ. Được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn mua vật tư nông nghiệp, bên này họ chỉ cho bán những nhãn hiệu được kiểm soát kỹ, tuyệt đối cấm bán những loại thuốc cấm. Tưởng họ nói lý thuyết, con thử đi mua nhưng không thấy. Các chủ tiệm giảng giải là nhà nước cấm, còn Phật cũng dạy không được gây nghiệp vì nó làm chết người…”, cô cháu viết.

Còn anh bạn có vợ làm biên tập viên truyền hình viết rằng: “Năm nay vợ em chắc được thưởng to, vì chỉ riêng tiền tài trợ mấy hãng bán phân thuốc cho đài truyền hình của cô ấy cũng lên tới 30 tỉ đồng”... Hèn chi, cứ đêm đêm bật đài lên, sau phần xã luận kêu gọi canh tác an toàn, là tiếp ngay phần game show có đông người coi, cứ xúi giục mua phân thuốc. Có cả các chuyên gia, cán bộ ngành, khuyến nông cùng tham gia... Họ cũng “tụng kinh” mỗi ngày, rằng phải: “3 giảm 3 tăng”(3 giảm: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm; còn 3 tăng là: tăng năng suất, tăng thu nhập, tăng tính bền vững), hay là phải “1 phải 5 giảm” (1 phải là phải sử dụng giống lúa xác nhận, còn 5 giảm là giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, giảm lượng nước và giảm thất thoát sau thu hoạch).

Con số 30 tỉ đồng ám ảnh quá. Mấy công thức trên mà đụng những con số 30 tỉ đồng, 50 tỉ đồng chắc chắn phải dội ngược. Và tôi biết rằng, nếu ngân sách mỗi tỉnh tài trợ cho các đài truyền hình khuyến khích làm nông an toàn nhiều lắm cũng chỉ 1 tỉ đồng.

Con số cập nhật từ tổng cục Hải quan vào tháng 8.2017 cũng khá lạnh lùng. Việt Nam đang nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore… Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung cấp chủ lực (319,2 triệu USD, chiếm 54,7% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 62,75%). Đặc biệt, nguồn thuốc nhập khẩu từ Thái Lan, tuy chỉ đứng thứ tư, nhưng kim ngạch nhập khẩu 29,6 triệu USD, tăng 96,45%. Không loại trừ chiêu chuyển nhãn của thương nhân Trung Quốc dán nhãn Thái Lan.

Không thể mãi đi ngược chiều…

Toàn thế giới, từ Mỹ đến châu Âu, đến các nước giàu châu Á đều kinh sợ chất độc trừ sâu trong nông nghiệp và các hoá chất độc hại khác. Từ nhiều năm nay, họ đã phát thông điệp: “cấm, cấm, cấm” bằng nhiều cách khác nhau. Còn chúng ta, vì chưa có chính sách quyết liệt, nên hậu quả là... các hãng phân thuốc đã đồng loạt ra tay, kích mạnh nhu cầu người mua. Nhóm hàng phân thuốc trong nông nghiệp vẫn đang “ăn nên làm ra” tận những vùng sâu vùng xa nhất. Lời kêu gọi cấm lưu hành các loại thuốc độc (bị nhiều nước cấm) hầu như lọt thỏm đâu đó.

Đã đến lúc cần “xuôi dòng” với toàn cầu. Biết là khó có thể cắt ngay cơn nghiện từ nhiều phía nhưng trước nhất, cần đanh thép nói rằng: “Những loại thuốc cấm, thuốc không nhãn mác, thuốc gốc Trung Quốc đóng nhãn Thái Lan... bị đặt ra ngoài vòng pháp luật”.

Ngân hàng Thế giới đã và đang thực hiện một chương trình chống sử dụng bừa bãi các loại thuốc độc tại đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cần Thơ, 25.000 hộ nông dân được tập huấn về “3 giảm 3 tăng” (1) và “1 phải 5 giảm” (2) (số được tập huấn chiếm 50% số hộ nông dân) trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT – Vietnam Sustainable Agriculture Transformation) từ năm 2016 đến nay. Dự án VnSAT còn tiếp tục tới năm 2020, tổng kinh phí hơn 15 triệu USD từ nguồn vốn vay của ngân hàng Thế giới. Ta đang phải vay tiền để dạy cho nông dân sản xuất an toàn sau khi đã nhiễm hoá chất.

Câu chuyện kéo quá dài rồi, không thể giải quyết theo hướng cảm xúc hay... manh động. Nếu các đài truyền hình muốn tiếp tục cầm 30 tỉ đồng trở lên cho năm mới, cần phải làm công việc một cách có trách nhiệm. Họ cần phải:

1. Thảo luận kỹ với các hãng phân thuốc về việc thực hiện quảng cáo có trách nhiệm. Mọi quảng cáo phải nói rõ: việc sử dụng không phù hợp sẽ dẫn đến những tác hại cho môi trường, sức khoẻ cộng đồng và an toàn thực phẩm.

2. Chính quyền các tỉnh cần thực hiện đánh giá tác động môi trường ở những nơi sử dụng phân thuốc, việc đánh giá phải thực hiện trên diện rộng, không phải ở quy mô nông hộ. Quá trình đánh giá phải có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cả tham vấn cộng đồng (sử dụng và kinh doanh có trách nhiệm).

3. Hàng năm các bộ chức năng phải đánh giá giám sát đảm bảo các tiêu chí an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học, bao gồm cả đánh giá xu hướng đối với việc suy giảm hay gia tăng theo hướng có lợi cho môi trường (giám sát và đánh giá việc tuân thủ).

4. Các cơ quan có trách nhiệm cần kêu gọi các đoàn thể, các tổ chức khoa học, các tổ chức nông dân giúp Nhà nước làm đúng như tuyên bố về một nền nông nghiệp an toàn. Các cơ quan cần trung thực, khách quan và minh bạch của tất cả các đánh giá và báo cáo.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
16 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
17 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
18 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
18 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.836.758 VNĐ / tấn

21.12 UScents / lb

1.12 %

- 0.24

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.240.672 VNĐ / tấn

305.54 UScents / lb

0.98 %

+ 2.95

Gạo

RICE

17.323 VNĐ / tấn

14.98 USD / CWT

1.11 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.191.419 VNĐ / tấn

984.00 UScents / bu

0.05 %

+ 0.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.248.461 VNĐ / tấn

294.35 USD / ust

0.98 %

+ 2.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
19 giờ trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
1 ngày trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
1 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.